Thứ Năm, 31 tháng 12, 2009

KÍNH BÁO

Nguồn : Diễn đàn

Sau khi giả mạo thư nhà giáo Phạm Toàn, bọn tin tặc đã cướp hẳn địa chỉ chi.nguyenhue@gmail.com của giáo sư Nguyễn Huệ Chi để gửi một lá thư giả mạo, nhân danh Nguyễn Huệ Chi. Như vậy là song song với việc phá mạng bauxitevietnam, "kẻ lạ" (hay chỉ là bộ hạ của "kẻ lạ") đã gỉa danh những người chủ xướng để khoét sâu mâu thuẫn nội bộ và gây nghi ngờ chán nản trong dư luận. Dưới đây, chúng tôi xin đăng toàn văn lá thư của giáo sư Nguyễn Huệ Chi (cập nhật lúc 19g40 -- giờ Paris -- ngày 30.12.2009)



KÍNH BÁO



Kinh thưa quý độc giả của Diễn Đàn, trannhuong.comquechoablog.wordpress.com cùng các Anh Chị bạn bè mà tôi quen biết,


Sáng nay, tôi đang say giấc thì bỗng nghe tiếng chuông điện thoại của anh Phạm Toàn. Anh cho biết anh Nguyễn Ngọc Giao có gửi email khẩn hỏi xem lá thư anh mới nhận của tôi "bày tỏ tâm sự về thực chất con người Phạm Toàn" có phải là do tôi viết hay không. Tôi vô cùng sửng sốt ngay trong máy, và qua sự sửng sốt của tôi, anh Toàn hiểu ra sự thật: lại một sự giả mạo kiểu phamtoankhjemton nữa của những kẻ nào đó, lần này mượn địa chỉ email của tôi để bôi xấu quan hệ gắn bó giữa tôi và anh Phạm Toàn nhằm qua đó đánh phá tiếp trang mạng Bauxite Việt Nam.

Xin độc giả cùng bè bạn hiểu cho tình cảnh của tôi: Từ mấy hôm nay tôi đã không vào được mạng, không hiểu vì lý do gì, nên ngày ngày phải đi ra quán net để đọc một ít thư từ gửi tới, và viết đôi ba dòng trả lời trong những trường hợp thật cần thiết, vì ở quán các máy không cài font chữ Việt và đánh thường nhảy chữ. Chiều hôm qua 29-12-2009 thì tôi nối được mạng, liền ngồi một mạch đến tận 1 giờ rưỡi sáng phúc đáp hầu hết các lá thư, trong đó có gửi một thư chung cho 135 Anh Chị đã ký vào Kiến nghị đợt 1, nhằm nói rõ hơn về lá thư giả mạo anh Phạm Toàn tố cáo tôi được loan tải rộng rãi trên mạng, kẻo sợ có người chưa ghé qua các trang quechoa, anhbasam, trannhuong vẫn còn chưa hết phân vân. Lá thư chỉ vắn tắt có thế. Điều lạ là sau khi gửi xong, vì mất điện một lúc, chờ đèn sáng, tôi bật lại máy, vào lại địa chỉ email của mình thì dù đánh mật khẩu đến hàng chục lần vẫn không vào được nữa. Biết là có "sự cố" đã xẩy ra nhưng vì khuya quá nên tôi đành lên giường đi ngủ. Ngay sáng nay thì xảy ra cơ sự như đã nói.

Vậy tôi xin mượn các trang diendan, trannhuong và quechoa để chuyển đến quý bạn đọc cùng bạn bè thân thiết lời kính báo khẩn như sau: địa chỉ email chi.nguyenhue@gmail.com tôi dùng từ mấy năm nay đã bị những kẻ xấu chiếm đoạt. Tất cả những thư từ gửi từ địa chỉ đó đều tuyệt nhiên không phải là những lời lẽ do tôi viết ra. Từ nay xin mọi người hãy xóa bỏ địa chỉ này mà dùng địa chỉ mới do tôi thông báo sau đến quý bạn.

Về anh PHẠM TOÀN, tôi xin khẳng định, anh trước sau là một người bạn, một đàn anh, một nhân cách để chúng tôi noi theo, và là một trong 3 người sáng lập thủy chung của trang mạng Bauxite Việt Nam, hiện vẫn là cố vấn hết sức quan trọng cho trang mạng, tuy rằng do sức khỏe của anh không còn như trước nên anh đã trao đổi cùng tôi để gánh đỡ cho anh một số việc nào đấy, giúp anh có điều kiện tĩnh dưỡng tốt hơn. Mọi sự bôi bác về nhân phẩm của anh nhân danh tôi đều là sự bịa đặt trắng trợn khiến tôi ghê tởm.

Trong ngày đầu năm mới tôi rất không muốn nói những lời làm mọi chúng ta đều mất vui, vì thế chỉ xin vắn tắt vài lời, cũng là chuyện chẳng đặng đừng. Rất mong quý độc giả và bạn bè miễn thứ.

Hà Nội ngày 30-12-2009

Nguyễn Huệ Chi


Sau những lá thư giả mạo danh nghĩa các ông Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, một lá thư đề tên ông Phùng Liên Đoàn đã được phổ biến đêm qua trên mạng. Lá thư tất nhiên nhằm gây chia rẽ những người chủ xướng bản kiến nghị và mạng Bauxite Việt Nam với những người ủng hộ. 7g sáng ngày 30.12.2009 ông Đoàn đã cải chính là quyết định không dùng địa chỉ cũ để tránh mọi ngộ nhận.

Chiều nay 30.12 (giờ Paris) chúng tôi nhận được "thông báo thêm" của giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Vì mạng bauxitevietnam chưa hoạt động bình thường trở lại, Diễn Đàn xin đăng toàn văn thông báo này để rộng đường dư luận.


Kính báo tiếp


Thưa quý độc giả trang mạng diendan.org, quechoablog.wordpress.com, trannhuong.com và các Anh Chị bạn bè thân quen,

Sáng nay, vừa mắt nhắm mắt mở nghe điện thoại anh Phạm Toàn, tôi liền đi ra bàn làm việc viết liền một mạch những lời thông báo cấp tốc, nhờ các trang mạng trên đây chuyển kịp thời đến quý bạn để giải tỏa ngay những lời lẽ bất lương của Nguyễn Huệ Chi giả đã bôi nhọ anh Phạm Toàn mà tôi thấy trong lòng áy náy không sao chịu được. Nhưng chiều nay, sau khi đi dự một cuộc họp trở về, được một bạn thông báo kỹ cho nội dung lá thư bịa đặt ấy thì mới biết, việc bôi nhọ Anh Phạm Toàn chỉ mới là một phần. Phần còn quan trọng hơn nữa là kẻ mạo xưng Nguyễn Huệ Chi còn giở một thủ đoạn cực kỳ nham hiểm để đẩy chúng tôi đến chỗ tự thừa nhận mình đã lập trang mạng chỉ cốt kiếm chút tiền chi tiêu, bởi ai cũng đều thuộc loại già lão, nhận đồng lương hưu không sao đủ sống (!). Không chỉ có thế. Nếu trong lá thư của một Phạm Toàn giả, những kẻ vu khống đã cả gan bôi nhọ danh dự TS Phùng Liên Đoàn thì trong lá thư này, bọn chúng còn vô sỉ đến mức muốn lôi thêm cả những vị Giáo sư đáng kính như Phạm Xuân Yêm, Đỗ Đăng Giu vào cuộc, những tấm gương trí thức suốt đời dành tấm lòng hướng về đất nước và chưa một lần nào ngỏ ý muốn tài trợ chút gì cho chúng tôi. Thế thì tất cả những lời lẽ độc địa kia cốt nhắm vào cái gì ?

Nếu bạn đọc thân mến hiểu cho rằng có một lực lượng nào đấy đang liên tiếp hết bước này đến bước khác dấn tới đánh phá tàn bạo trang Bauxite Việt Nam không từ một thủ đoạn nào cả, cốt làm sao tiếng nói nghiêm túc của trí thức và nhân dân phải tắt lịm không thấu được đến tai Nhà nước mới hả, được như thế thì tôi, anh Phạm Toàn và toàn bộ Nhóm biên tập trang mạng thật sự yên lòng. Xin được nói lời cảm ơn tới vô vàn độc giả và các Anh Chị bạn bè đã nhiệt tình chia sẻ cùng chúng tôi trong những ngày khó khăn này. Bản thân tôi đã bị vô hiệu hóa địa chỉ email đến lần thứ hai ngay sau khi vừa thảo xong bản kính báo tiếp theo này, đó mới là một chút trục trặc nhỏ báo hiệu cho những trục trặc chắc sẽ còn lớn hơn trong những ngày tới.

21 giờ rưỡi 30-12-2009

Nguyễn Huệ Chi


Share/Save/Bookmark

Lời kính báo của Phạm Toàn

Nguồn : Diễn đàn

Lời kính báo của Phạm Toàn
nhờ đăng trên một số trang mạng bạn bè


Kính thưa bạn đọc trang mạng Bauxite Việt Nam ở trong và ngoài nước,


Trang mạng Bauxite Việt Nam hiện đang bị bọn lưu manh Tin học phá hoại bằng hai hình thức :


+ hình thức thứ nhất là dùng kỹ thuật để đánh sập trang thông tin dân sự này, và
+ hình thức thứ hai là mạo danh một người của trang này (cụ thể là mạo danh ông Phạm Toàn) để chia rẽ nội bộ (cụ thể là viết bài ký tên Phạm Toàn có nội dung bịa đặt, nói xấu, bôi nhọ giáo sư Nguyễn Huệ Chi).


Về vụ việc này, tôi Phạm Toàn, xin trân trọng kính báo cùng bạn đọc trong và ngoài nước như sau :


Bài viết "Nguyễn Huệ Chi - con người hai mặt" ký tên Phạm Toàn và một số tư liệu đính kèm được gửi tới mọi người là hoàn toàn giả mạo.


Cách thức kẻ xấu tạo địa chỉ điện tử viết sai một chữ i thành chữ j là một âm mưu vô cùng nham hiểm : những thư từ của bạn đọc gửi cho ông Phạm Toàn để hỏi thực hư hoặc để phản đối đã không tới được người nhận, dẫn đến những giận dữ và hiểu lầm chết người.


Tài liệu giả mạo đặc biệt xúc phạm tiến sĩ Phùng Liên Đoàn, mà chỉ nhờ sự điềm đạm của ông nên mới giúp tìm ra điều thật giả.


Tài liệu giả mạo cũng gây nghi ngờ về chuyện tiền nong là điều ngay từ đầu những người chủ trương trang mạng đã vô cùng cảnh giác để không bao giờ có thể xảy ra bất kỳ sự lạm dụng nào.


Tài liệu giả mạo cho thấy kẻ xấu đã chiếm dụng một số thư từ trao đổi nội bộ và dùng cách cắt xén để tạo ra tác dụng xấu, có khả năng tạo ra những hệ quả khó lường.


Trang mạng dân sự Bauxite Việt Nam ra đời từ giữa tháng 4-2009 nhưng được rất đông đảo bạn đọc quan tâm.


Những kẻ nào thấy sợ hãi trước ảnh hưởng của trang mạng phải tìm mọi cách để triệt phá nó, đó là lẽ thường tình.


Chúng tôi cũng nhận được nhiều thư của bạn đọc, căn cứ vào địa chỉ viết sai một ký tự, đã kịp thông báo cho mọi người biết đó là tài liệu giả mạo ; chúng tôi vô cùng cảm ơn.


Thông báo này xin được gửi đăng trên nhiều diễn đàn mạng của bè bạn. Xin kính báo để bạn đọc trong và ngoài nước được rõ.


Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2009, hồi 9 giờ tối

Xin cám ơn

Phạm Toàn




Sự bỉ ổi có phương pháp


Theo yêu cầu của tác giả, Diễn Đàn đăng trên đây toàn văn bản thông báo của nhà giáo Phạm Toàn. Trước khi liên lạc được với tác giả, chúng tôi đã đọc thấy trên blog QUÊ CHOA của nhà văn Nguyễn Quang Lập bài viết Sự bỉ ổi có phương pháp kể lại sự việc, xin chép lại để bạn đọc dễ theo dõi :

Hôm nay, 14h ngày 28/12/2009, tôi nhận được email từ địa chỉ email anh Phạm Toàn, một trong ba thành viên sáng lập và quản trị Bauxite Việt nam, email có đính kèm 2 file : 1 file có tên thư rút tên, 1 file có tên Nguyễn Huệ Chi : con người hai mặt” Đây là hai file PDF nên không cách sao copy đưa lên mạng được, đành lược kể như sau :

File “thư rút tên” : có hai thư, một thư thông báo xin rút tên của anh Phạm Toàn vì lý do sức khoẻ (anh vửa mổ tim) và bận rộn công việc (do phải nhận công trình soạn sách giáo khoa bậc tiểu học) ; một thư khác nói chuyện quan hệ của anh với nhóm biên tập với lẽ khó chịu và bực dọc, người ngoài ít ai hiểu thực chất là vấn đề gì, chỉ toát lên ý tứ anh Phạm Toàn coi thường nhóm Biên tập mà anh Huệ Chi đứng đầu- Tôi giống ông Pavlov, chỉ làm việc được với chó không làm việc được với người.

File thứ 2 : liệt kê một số email trao đổi giữa Nguyễn Huệ Chi và các cộng tác viên nói chuyện tiền nong để chứng tỏ Nguyễn Huệ Chi mở trang Bauxite chỉ vì tiền, khác với những tuyên bố của ông trong các cuộc phỏng vấn.

Tôi lập tức gọi điện cho anh Nguyễn Huệ Chi, anh rất ngạc nhiên, nói chỉ duy nhất cái thông báo xin rút tên của anh Phạm Toàn là có thật. Nhưng anh Phạm Toàn chỉ gửi cho một số anh em thân thiết, điều này anh Phạm Toàn cũng đã tâm sự với anh Huệ Chi và anh Huệ Chi hết sức thông cảm. Không hiểu tại sao cái thư này được tung lên mạng dưới dạng email của Phạm Toàn gửi cho rất nhiều người. Còn lại tất cả các thư email khác đều bịa đặt. Nguyễn Huệ Chi còn nói thêm: anh tin anh Phạm Toàn không bao giờ có những lời lẽ như thế đối với anh cũng như nhóm biên tập.

Chiều nay đi dự đám cưới con trai nhà văn Bảo Ninh, tôi gặp anh Phạm Toàn. Tôi có kể về nội dung hai bức thư email đó. Anh Phạm Toàn hết sức sửng sốt, anh bỏ cả đám cưới chạy về nhà ngay.

Một giờ sau anh gọi điện cho tôi nhiều lần, nói bọn chúng đã giả mạo email của anh, chỉ thay mỗi chữ i và chữ j. Đến 22h30 tôi nhận được cái thư của Phạm Toàn nhờ công bố cho mọi người.

Đọc cái thư của Phạm Toàn bà con sẽ hiểu phần nào sự bỉ ổi có phương pháp của bọn người có tên là tin tặc

Cuối cùng, để bạn đọc có đầy đủ thông tin, và với sự đồng ý của tác giả, chúng tôi xin đăng lại Thông báo ngày 12.12.2009 của Phạm Toàn :

Tôi tên là Phạm Toàn, người được ghi dưới trang chủ mạng Bauxite Việt Nam là nhà văn Phạm Toàn, và cũng ghi thêm là đã cùng hai người cùng sáng lập trang mạng này.

Năm nay tôi 78 tuổi, năm ngoái lại mổ tim, nên sức khoẻ không còn bao nhiêu. Trong hoàn cảnh đó, lại là người tham việc, nên từ ít lâu nay vẫn cùng vài người bạn lập ra một đề án soạn sách giáo khoa cho trẻ em tiểu học.

Nhóm biên soạn tư nhân làm việc ngoài biên chế lấy mất rât nhiều thời giờ hàng ngày của tôi. Vì nhóm tôi dự định vào năm 2012 sẽ trình ra trước xã hội một bộ sách 36 cuốn soạn cho 6 lớp của bậc Giáo dục Phổ thông cơ sở (cái tên chúng đề nghị sẽ thay thế tên bậc tiểu học) theo một dự án cải cách giáo dục phổ thông rút xuống còn 10 năm học, do chúng tôi hình dung và bàn bạc rồi cùng nhau soạn thảo.

Quĩ thời gian eo hẹp khiến tôi ba bốn tháng nay trên thực tế đã hoàn toàn không tham gia gì hết vào công việc biên tập bài vở của trang Bauxite Việt Nam.

Việc tôi xin rút tên là để công khai về trách nhiệm, hoàn toàn không vì bất cứ áp lực nào của bất cứ ai.

Xin tạm biệt bạn đọc trang Bauxite Việt Nam

Nay kính báo

Phạm Toàn


Share/Save/Bookmark

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2009

Mắt Thuyền

Nguồn : Hợp Lưu
NGUYỄN XUÂN TƯỜNG VY

LTS: Sau các truyện ngắn gây nhiều chú ý, Nguyễn Xuân Tường Vy trở lại với thể ký mà bút ký đầu tay Puerto Princesa City đã kể về trại tỵ nạn Palawan. Trong bút ký tiếp theo, vẫn bằng giọng văn tự nhiên và truyền cảm, tác giả ghi lại rõ hơn kinh nghiệm chung của trên một triệu thuyền nhân đã vượt thoát qua đại dương, trong giông tố, trong nỗi lo âu thường trực trước một lòng biển sâu. Nếu ký là thể loại của chân thật và của hiện thực quá khứ, Nguyễn Xuân Tường Vy thành công khi gửi trao đôi mắt ván thuyền của quê hương mình.

Tạp Chí Hợp Lưu

Biển lặng những ngày sau. Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn xuống lòng đại dương sâu hút. Đôi mắt thuyền vẫn ở đó. Trong thâm tâm tôi biết đôi mắt ấy vẫn dõi theo tôi từ khi rời khỏi mặt nước. Biển trong lòng tôi đã lặng. Cả những lượn sóng sôi. Nhưng đôi mắt vẫn ở đó trong sâu tận đáy lòng. Đôi mắt làm bằng ván của quê tôi, của Tam Kỳ tuổi thơ, của những gốc phi lao rì rào. Những gốc cây trơ gầy vậy mà chúng cũng ghép lại được để chở mang tôi ra xa, vượt những ngọn sóng, vượt những lượn triều, vượt trời nước mênh mông để khi tôi quay nhìn lại thì Tam Kỳ đã biến mất. Quê tôi không biến mất, Tam Kỳ chưa biến mất. Tam Kỳ gửi theo tôi đôi mắt ván thuyền.

Đó là năm 83, khi tôi bước chân xuống chiếc thuyền chòng chành ở mấp mé bờ nước.




Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[11]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Tôi là một loài cỏ dại. Người ta có thể bước lên nó, đạp bẹp nó nhưng một khi có một giọt sương mai, giọt nước mưa hay một dòng nước mắt rớt xuống, nó lại bừng dậy mỉm cười trước ánh sáng mặt trời…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục


5
Bi kịch bị mất phép thông công, bị cô lập và cô đơn

Từ xưa con người đã sống quay quần trong một cộng đồng. Một khi các nhu cầu đòi hỏi đã vượt quá sức lực và khả năng của cá nhân và gia đình thì chúng chỉ được thoả mãn thông qua sự giúp đỡ hổ tương và hợp tác trong cộng đồng, nhất là trong lãnh vực quốc phòng, canh nông cây lương thực, chỗ ở, quần áo, giáo dục… Cái sinh hoạt muôn mặt chung góp cho việc duy trì cuộc sống vật chất của mỗi cá nhân, chú trọng đến sự phát triển về thể chất con người, từ đó bảo vệ sự toàn vẹn của con người và sự tiếp diễn của cuộc sống.

Nhưng ra ngoài những giới hạn của thể chất và cuộc sống vật chất là cái không gian vô giới hạn và vô cùng của cảm xúc và con tim. Xã hội không muốn và không thể can thiệp vào hai lãnh vực này. Cái bên trong đó chính là phòng xét nghiệm, là nơi cấu thành những quyết định của nội tâm, dẫn tới những hành động thể hiện nhân cách và biểu hiện ước vọng của con người. Có một sự hỗ tương qua lại giữa hai thế giới, thế giới bên ngoài tạo ra những điều kiện buộc con người phải phản ứng, thế giới bên trong phản ứng lại làm cho ngoại cảnh lại trở lại tác động trên con người. Cái cơ chế với hai chuyển động qua lại này giúp bảo đảm một sự quân bình cho cá nhân, những trao đổi giữa hai thế giới, bên ngoài và nội tâm, giúp định vị và duy trì con người giữa một hệ thống phức tạp gồm những tác động, phản tác động giúp cho con người cảm nhận sự sống.

Bởi vì, cộng sản đã ngăn cản những tiếp xúc và trao đổi giữa hai thế giới, ngoại cảnh và nội tâm, cắt đứt cái quan hệ giữa chúng và bộ máy ngưng không chạy hết công sức mà chỉ chạy cầm chừng, làm chậm đi một cách đáng kể chuyển động của các bánh quay và mắc xích. Trong những trường hợp quá nặng, cá nhân bị cắt đứt khỏi thế giới bên ngoài, họ sẽ mất đi những cảm xúc rồi dần mất luôn cả những khả năng của lý trí và tâm lý sẽ rơi vào sự tê liệt càng ngày càng lớn. Cá nhân có thể trở thành khùng điên và tổ tiên sẽ không mất công chờ đợi lâu để đón họ ở bên kia thế giới. Đó là thứ hình phạt nặng nề nhất dành cho con người. Bên kia chuyện đó chỉ là án tử hình.


Share/Save/Bookmark

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[10]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Đảng có tai mắt khắp nơi, không để cái gì vuột khỏi tầm mắt. Nhưng tôi nghĩ là những báo cáo của công an cũng đã cung cấp đầy đủ tin tức về con người khiêm tốn của tôi. Không, vẫn chưa đăng cáo phó tôi chết, cũng chưa phải lúc, nhưng cũng sắp thôi…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục


4
Bi hài kịch của một cuộc trả giá (tiếp theo)

Bất chợt, tôi lại nhớ vào năm 1936, khi tôi trở về Việt Nam luôn, tôi học tiếng Trung, tham gia phác hoạ văn phạm Việt Nam với nhóm Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và hợp tác làm cuốn tự điển với Khai Trí Tiến Đức. Cái gì đã khiến tôi luôn giữ thái độ sinh hoạt đó? Tôi, một người là chưa bao giờ ngưng tán dương đề cao những tác dụng lợi ích của nền văn hoá Pháp, một nền văn hoá đã tôi luyện thành một người như tôi ngày hôm nay? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi như thế này: “Tôi trở về với truyền thống và dân tộc, không phải với cái giá của một cuộc đấu tranh cam khó và với những cố gắng bền bỉ, nhưng bằng cách để mình trôi theo một con đường dốc không thể thiếu một cách dễ dàng và tự nhiên. Những kẻ dù có trang bị một kiến thức khoa học rộng lớn, những người chống văn hoá Pháp mà tôi đã tiếp đón ở trường, và hay những kẻ chống văn hoá Việt, văn hoá mà tôi thấm nhuần suốt cuộc sống, tất cả bọn họ đều không có những cái nhìn lành mạnh và đúng đắn về văn hoá là gì. Một nền văn hoá xứng đáng với tên gọi của nó không bao giờ có chuyện tự phân biệt mình qua sự duy nhất, không bao giờ kiếm cách biến mình thành độc tôn, không bao giờ tự mình đóng khung trong tường kín. Ngược lại, văn hoá là khoảng không gian ngự trị ở tầng cao vi vu muôn ngàn ngọn gió, nơi đến của tất cả những tâm hồn tốt lành không có bất cứ thứ phân biệt đối xử nào, như là một con suối trong dành cho mọi sự khát. Mỗi người có một nền văn hoá riêng, nhưng tất cả cùng hoá chung trong nền Văn Hoá lớn của nhân loại, mục đích duy nhất và sau cùng là nhằm tạo nên một con người toàn diện, tinh hoa, với những đức hạnh không thể thay hình đổi dạng được, có những giá trị riêng của con người, đưa họ lên tầng cao nhất của nhân tính. Khi tất cả những nền văn hoá của từng quốc gia quyện chung thành Văn Hoá của nhân loại, như những giòng sông cùng đổ vào biển cả, thì làm sao lại có chuyện có thể hình dung ra những đối kháng, mâu thuẫn hay xung đột giữa các văn hoá riêng và nền Văn Hoá lớn?


Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Nhân Văn Giai Phẩm phần X : Lê Đạt

Nguồn : RFI
Thụy Khuê
Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Nhà thơ Lê Đạt, từ Nhân Văn Giai Phẩm đến ''Đường chữ''

Đời chữ của Lê Đạt chia hai thời kỳ, dưới hai ngòi bút: Nhà thơ cách tân, theo truyền thống Mallarmé, mở một kỷ nguyên mới cho đường chữ. Nhà thơ thời thế, theo truyền thống Đỗ Phủ, ghi lại bộ mặt của xã hội toàn trị trên đất nước Việt Nam, xác định tính chất cơ bản của lịch sử : "Lịch sử muôn đời duyệt lại / Không ai lừa được cuộc đời".

Trong ba người bạn thân cùng hoạt động NVGP, Trần Dần viết nhật ký, Hoàng Cầm thuật lại dĩ vãng trong các bài ký, hồi ký. Duy có Lê Đạt là không có tiểu sử rõ ràng. Tại sao? Một phần, dường như ông không coi tiểu sử nhà văn là vấn đề quan trọng, nhưng có lẽ còn một lý do nữa, vì tiểu sử của ông, nếu viết rõ ra, chỉ "có hại" cho gia đình. Ông không muốn các con biết về hoạt động của cha để đỡ bị liên lụy. Đào Phương Liên, con gái ông, hỏi: Bố là ai? Các con không biết cha đã từng làm thơ, vì trong nhà "không có một quyển truyện một quyển thơ nào".




Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[9]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…mỗi người đều phải sống hai mặt trong kiếp sống người máy. Bề ngoài, họ chơi trò xưng tụng giáo điều để tránh không bị tập thể trừng phạt, khẳng định cái tính láu cá ranh mãnh của một kịch sĩ. Bên trong họ cố dồn ép những đòi hỏi của hy vọng vào bóng tối và im lặng…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục


4
Bi hài kịch của một cuộc trả giá

Nếu cái bi kịch đói chỉ có một kịch sĩ duy nhất và chỉ là màn độc thoại đang ngang qua những câm nín đầy bi thương, thì những cuộc mặc cả mà tôi kèn cựa để bán những tài sản riêng có thể bán được đã xảy ra như một màn bi hài kịch mà nụ cười cứ xen lẫn cùng nước mắt. Người bán, kẻ đang cố nuốt giòng nước mắt, khóc thầm cho nỗi khổ đau và niềm tủi nhục mà cái đói là nguyên do chính, lại phải nở nụ cười cho cái dối trá và điệu bộ của người mua đang cố cò kè cắt xén bớt số tiền phải trả để mua một món hàng thật sự quí và có giá trị với cái giá thấp tột cùng.

Những gì chúng tôi bán trước tiên là những bộ trang phục mà vợ chồng tôi hay mặc lúc còn thời vàng son để dự những buổi chiêu đãi hay lễ lộc được mời, trước khi Cách Mạng về làm đảo lộn mọi trật tự của xã hội, kéo người dân ra khỏi những truyền thống và thói quen đã có từ hàng ngàn năm mà cái thần thánh của các lãnh đạo và cái phong cách sống trong sáng của họ phải là mẫu mực mới cho xã hội! Tất cả nữ trang bằng vàng chúng tôi đã bán hết trong thời Kháng Chiến để giúp gia đình cầm cự qua ngày và trụ lại trong hàng ngũ kháng chiến. Nhưng sau khi về lại Hà Nội, cha mẹ tôi và bạn bè đã cho chúng tôi vô số quần áo đắt tiền: áo lụa, sa tanh, gấm thêu, vải nhung từ Trung Quốc, những bộ quần áo mà vợ tôi từ nay không còn dịp để mặc. Về phần tôi, tôi đã mang về, sau những chuyến công tác ở Bắc Kinh, Vienna, Lục Xâm Bảo những bộ âu phục may đo bởi những người thợ may bậc thầy chuyên cung cấp quần áo cho nhân viên các sứ quán.


Share/Save/Bookmark

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[8]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…cuối cùng tôi cũng hiểu là chuyện tiêu diệt tôi không xảy ra bằng con đường tù nhốt ở một nhà lao nào đó. Nó sẽ tiến hành trong dài hạn bằng nỗi đau quằn quại của những cơn đói. Sự tra tấn trở nên tinh vi, nó sẽ xảy ra trong một thời gian dài, không biết lúc nào dứt, giống y như một cuộc hành trình trong sa mạc…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục


2
Sửa soạn cho chuyến đi không có ngày về

Điểm đặc trưng dễ phân biệt của chính quyền Việt Nam là họ không bao giờ cho người trong cuộc thanh trừng biết những biện pháp dành cho họ. Họ có nhiều cách để thực hiện ý muốn của mình. Mặt Trận không còn mời tôi dự những phiên họp của họ. Đại Học lấy lại chiếc xe đạp công vụ mà họ đã cấp cho tôi để đi đến lớp giảng. Các Toà Án gửi trả lại cho tôi những lá thư uỷ nhiệm luật sư. Tôi hiểu là tôi đã bị loại khỏi mọi chức việc, đã trở thành một thứ cùi hủi, một người hạ đẳng, một kẻ bị mất phép thông công! Vì thế, tôi đành phải tìm quên trong triết học để trám đầy những giờ khắc bị buộc phải nhàn cư rỗi rảnh, để tránh phải trùm kín đầu, đeo cái chuông lúc lắc kêu vang báo cho người trên đường phải tránh không đụng tôi.

Tôi bắt đầu suy niệm bằng một câu khá nổi tiếng “mens agitate molem” (Tinh thần làm chuyển động vật chất). Khi còn trẻ, tôi nghĩ ngược lại và cho rằng thành ngữ ấy là do một anh trí thức hoặc quá cuồng nhiệt kiêu căng tự đại cho rằng mình là trên hết mọi sự dù rằng hắn chẳng phải như thế, hoặc là hắn đang trải qua một cuộc khủng hoảng mất niềm tin và đang cố vượt qua một tự ti mặc cảm đang lớn dậy trong bản thân. Tư tưởng hay trí tuệ, vì bản chất là phi vật chất thì không thể tác động trực tiếp lên quần chúng vì quần chúng là một dạng vật chất với một sức mạnh toàn diện và nó chỉ có thể là đối tượng bị tác động và chịu ảnh hưởng từ một khối quần chúng khác. Trong mọi xung đột giữa tư tưởng và vật chất, sự đối kháng của bên này đối với bên kia sẽ được giải quyết bằng sự chiến thắng của vật chất. Chính trong nghĩa này mà chủ nghĩa Marx xác tín rằng quần chúng nhờ sức mạnh vật chất của mình là người làm nên lịch sử. Nhưng quần chúng không làm nên lịch sử nếu chỉ biết sử dụng những phương tiện bạo lực của vật chất. Trong chuyện tàn phá, hay ngay cả trong xây dựng, quần chúng luôn phải nhờ đến những khả năng của trí tuệ để hướng dẫn mình cho cả hai lúc: huỷ diệt và xây dựng. Từ đó tư tưởng xen vào ảnh hưởng lên sự vận động của quần chúng. Chỉ có lúc đó, tư tưởng mới thật sự làm chuyển động quần chúng.


Share/Save/Bookmark

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[7]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…khi bạo lực cải trang sau cái logic nguỵ biện, giấu mình sau những lý luận có vẻ đúng, nói tóm lại, là chỉ để tự bào chữa, không phải với công luận mà với chính cái sâu thẳm của một lương tâm chưa chết hẳn, cái đó mới là điều bệnh hoạn đáng ghê tởm và kinh hoàng…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục


8
Trận đấu lần thứ ba
tại Đảng Xã Hội Việt Nam

Nếu những người tổ chức cuộc đấu tố ở Đại Học hy vọng là tôi sẽ bị sỉ nhục, mất thanh danh thì họ đã lầm. Ngoại trừ một ít gián điệp, chỉ điểm đang lẫn lộn trong đám đông, cũng như thường lệ trong những cuộc họp quần chúng khác, đại đa số đều đứng về phía tôi, dành cho tôi những cái nhìn đầy thiện cảm, những cái nhìn thật làm tôi ấm lòng. Không ai dám biểu lộ tâm tình của họ một cách nào khác, dù là vài cử chỉ hay lời nói, vì họ sợ bị công an điểm mặt và sẽ bị phiền phức. Chủ nghĩa chính trị cực đoan đã thất bại cay đắng và lãnh đạo đã rút một bài học.

Chính vì thế mà trận đấu ở Trụ Sở Trung Ương của Đảng Xã Hội được xảy ra, nếu tôi nghĩ đúng, là trong vòng riêng tư. Chẳng có gì bất thường đến cuối ngày. Chuyện khác thường trong cảnh riêng tư này là nó không giống như lần ở Đại Học, hôm mà những con rối đã được nhận chỉ thị và những thông tin nhằm để đấu đá tôi, được có ghế ngồi và tung những lời buộc tội. Trong phòng họp, chỉ có tôi và ba người xử ngồi sau một chiếc bàn phủ khăn xanh. Tôi ngồi đối diện với họ trên một cái ghế. Tôi có cảm tưởng là đang trở về với lúc đang bảo vệ luận án Tiến Sĩ, hay đang là thí sinh của một lần thi nào đó. Trong thực tế, tôi sớm nhận ra là tôi đang đứng trước một phiên toà của Đảng được triệu tập để bí mật xét xử một đồng chí đã phạm một tội trọng, một chuyện tai tiếng đã làm nhơ bẩn Đảng, và gây ra những hậu quả nghiêm trọng.


Share/Save/Bookmark

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009

Yêu nước mình: trọng tội ở đất nước chỉ có thơ một vần: Việt Nam

Nguồn : Talawas
Tác giả: Mặc Lê

Đọc 2 ấn phẩm mới nhất của nhà xuất bản Giấy Vụn: Bài thơ Một Vần của Bùi Chát, và Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao.

1. Niềm chung riêng của hai thế hệ lịch sử

Chỉ trong tháng 11, mà đọc liên tục hai tập thơ đều… có trọng lượng tương đối khá, thì quả tình hơi bị mệt!

Tuy nhiên, một sự mệt có ý nghĩa và cần thiết! Giống như được làm tình với hai người phụ nữ đẹp… liền tù tì!

Tôi cam đoan một số quí vị “đạo đức” lỡ đọc bài này đang chau mày và mắng thầm là thằng cha viết về thơ, về một thứ “linh thiêng” lại bằng giọng điệu gì đâu, không nghiêm túc!

Xin quý vị “đạo đức” này vui lòng… ngưng đọc! Và đừng đọc nữa!

Ở một đất nước như thế này, đất nước Việt Nam… luôn kiên cường chống giặc (đủ thứ giặc! Trong đó thứ giặc gian manh và ngu dốt là… kinh khủng nhất!), mà cứ luôn nghiêm túc, chắc chết và chết chắc!




Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2009

Chế độ dân chủ và vấn đề tôn giáo

Nguồn : Diễn đàn

Tuần vừa qua tại châu Âu và đặc biệt ở Thuỵ Sĩ có cuộc bàn luận bàn rất sôi nổi, trên việc các "Khiếu bái lâu" (Lầu gọi lễ, Minaret, sản phẩm kiến trúc tôn giáo của đạo Hồi) bị cấm xây dựng tại Thuỵ Sĩ qua cuộc bầu cử trực tiếp ngày 28/11/2009, với 57% phiếu chống. Về vấn đề văn hoá - chính trị phức tạp này giữa châu Âu và Hồi giáo, xin mời bạn đọc đọc lại bài của Nguyễn Quang trong số Diễn Đàn 137, tháng 02.2003.


Khi chiếc khăn trùm Hồi giáo làm náo động nước Pháp


Chế độ dân chủ
và vấn đề tôn giáo


NGUYỄN QUANG



Đời sống chính trị nước Pháp đương náo loạn vì hai chữ : voilelaïcité. Voile đây không phải là cái « voan » bình thường của phụ nữ mà là chiếc khăn trùm kín tóc tai cổ gáy của một số nữ sinh Hồi giáo. Laïcité là danh từ mà các từ điển Pháp-Việt thường dịch là tính (hoặc sự) thế tục, ở đây nói tới những nguyên tắc tổ chức một Nhà nước « phi tôn giáo » (chữ này thường dùng trong các từ điển Pháp-Hán), theo đó, Nhà nước tách bạch với các giáo hội và tôn giáo. Cuộc tranh luận nổ ra gần đúng 100 năm sau đạo luật 1905 về « sự phân li giữa Nhà nước và các Giáo hội », khi báo cáo của uỷ ban Stasi được công bố, xoáy quanh dự án luật nhằm bổ sung đạo luật 1905 nói trên. Nếu chỉ đơn thuần là một cuộc tranh luận chính trị và những cuộc biểu tình của công dân (tán thành hay phản đối dự luật), thì chẳng có gì để nói : đó là những biểu hiện bình thường của đời sống dân chủ. Nhưng lần này, đường « phân thuỷ » tách biệt phe « ủng hộ » và phe « chống » lại chạy xuyên suốt các tổ chức chính trị, công đoàn, hội đoàn, tình trạng ông nói gà bà hiểu vịt xảy ra như cơm bữa, những khái niệm như « toàn thống » (fondamen-talistes), « toàn thủ » (intégristes), « ố Hồi » (islamophobes), « thế tục » (laïcards), trong cửa miệng những người tranh luận, bị nhoà nghĩa, thậm chí đảo nghĩa.

Thêm vào đó, nước ngoài lại đổ dầu vô lửa trong cuộc tranh luận nội bộ này. Trong các nước Hồi giáo và tại một số nước di dân, tín đồ đạo Hồi tụ tập trước các lãnh sự quán Pháp để phản đối một đạo luật mà họ đánh giá (đúng hoặc sai) là chống Islam. Đáng ngạc nhiên hơn là những nước như Hoa Kì và Vương quốc Anh cùng biểu lộ sự quan ngại trước cái gọi là « vi phạm quyền tự do tôn giáo », thông qua phát biểu của những nhân vật thẩm quyền như T. MacTaggard, phụ trách chính sách các cộng đồng thuộc Bộ nội vụ Anh, hay John V. Hanford, đại sứ lưu động Mĩ đặc trách về tự do cúng bái. Và cuối cùng, điều này không làm ai ngạc nhiên, cả Giáo hoàng cũng xía vào, tố cáo « chủ nghĩa thế tục » Pháp.




Share/Save/Bookmark

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2009

Khi thanh niên Việt lên tiếng

Nguồn : Dân Luận
Vũ Quý Hạo Nhiên

Kỷ niệm 2 năm ngày biểu tình Trường Sa-Hoàng Sa
Xuống đường ở Hà Nội, Sài Gòn, ngày 9 tháng 12 năm 2007

SÀI GÒN (NV) - Ðúng ngày này, hai năm trước, hàng ngàn sinh viên ở cả hai đầu nước Việt Nam nườm nượp xuống đường biểu tình tại Hà Nội và Sài Gòn, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, và phản đối việc Trung Quốc dự định lập huyện đảo Tam Sa. Cuộc biểu tình tự phát có một không hai gây tiếng vang to lớn và vẫn còn ảnh hưởng tới ngày hôm nay. Nhiều người từng trực tiếp tham gia cho rằng cuộc biểu tình này dẫn đến sự thay đổi trong suy nghĩ của giới trẻ, trong nhận thức của người dân, và cả trong hành động của nhà cầm quyền.




Share/Save/Bookmark

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường) [6]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Độc tài chính trị đã đóng cửa đất nước và khoá mồm cho tất cả dư luận. Quyền tự nhiên của con người mà mọi người trong thế giới văn minh đều được hưởng thì hoàn toàn không có ở đây, và lại còn bị cấm không được quyền đòi hỏi, thậm chí là chỉ bàn bạc về nó…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Phụ lục

6
Hai loại người

Tôi và những đồng nghiệp hay gọi anh sinh viên này là một con chó Nhật vì anh ta có một làn da sáng, mũi tẹt và có mái tóc hơi dợn sóng. Chúng tôi không mất nhiều thì giờ để tìm thấy hắn giữa đám đông. Bất cứ những gì chúng tôi nói trong lúc thuyết trình, bên cạnh những bài học, những câu chuyện trao đổi ở hành lang trong lúc chờ giờ trở vào bục giảng, tất cả những chuyện đó đều được ghi chú cẩn thận và được báo cáo đầy đủ cho giới chức trách nhiệm. Chúng tôi đã biết chuyện kẻ làm do thám gián điệp đã gây ô uế cho giới sinh viên. Nhưng con chó Nhật này là kẻ nguy hiểm nhất vì nó làm chuyện này hết dạ hết lòng, cần mẫn chăm chỉ và, nếu cần, hắn có thể bịa ra những câu chuyện để làm tăng thêm việc hiểu lầm giữa chúng tôi và uỷ viên chính trị chịu trách nhiệm ở Đại Học. Vì thế tôi lắng nghe hắn nói.


Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường) [5]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Những người trọng danh dự chân chính khác, thuộc thành phần kháng chiến hay không, quay ra ghê tởm cái chất thâm hiểm của những kẻ đầy tớ của nhân dân đang hình thành áp đặt một loại bóc lột mới, đó là sự bóc lột của cộng sản…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11


4
Trận đấu bò đầu tiên trong Mặt Trận Tổ Quốc

Tôi nằm trong mẻ đầu tiên. Mỗi người bị kết án đều phải trình diện trước một toà án gồm những thành viên trong tổ chức mà người ấy sinh hoạt. Trong khi đạp xe từ nhà đến cơ quan trung ương của Mặt Trận Tổ Quốc, theo lời mời của Đảng, tôi cố gắng suy nghĩ xem buổi xử án tôi sẽ xảy ra như thế nào. Dường như đây là buổi tự phê bình mà tôi phải tự trình bày. Thật vậy, đây là một vụ xét xử chính trị mà tôi phải đối phó. Đảng đã chỉ định một số người ngồi sau cái bàn phủ khăn xanh và giữ vai trò công tố tuy không đưa ra bản cáo trạng nào nhưng chỉ đưa ra những câu hỏi nhằm chứng minh là tôi là kẻ có tội. Buổi thẩm vấn diễn ra công cộng, và nội dung là những lời buộc tội chính mà “hội đồng bồi thẩm” đã thiết lập nên. Kịch bản đã được nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ nhất. Phán quyết vụ án không được đưa ra vào phần chót của buổi xử án. Chính Đảng, sau đó sẽ trở lại quyết định nội dung của phán quyết. Mục tiêu được nhắm đến là “giáo dục” lại kẻ phạm tội sao cho kẻ này có thể chuộc lại những lầm lỡ, và đồng thời giáo dục quần chúng để cho họ tránh không mắc phải những lỗi lầm như những người kia.


Share/Save/Bookmark

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường) [4]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Những người trọng danh dự chân chính khác, thuộc thành phần kháng chiến hay không, quay ra ghê tởm cái chất thâm hiểm của những kẻ đầy tớ của nhân dân đang hình thành áp đặt một loại bóc lột mới, đó là sự bóc lột của cộng sản…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11


3
Sấm sét báo hiệu cho cơn bão tố

Trên đường từ Toà Án về và nhiều đêm mất ngủ sau buổi xử án, tôi tập trung suy nghĩ về chuyện xảy ra mà điểm chính là vấn đề công luận. Được sống nhiều năm dài trong xã hội cộng sản và đã có nhiều cơ hội gặp gỡ giới lãnh đạo, tôi biết rõ là không bao giờ tha thứ những sơ suất hay thiếu tiên liệu trong khi thi hành nhiệm vụ hay khi thực hiện hành động. Mọi chuyện đều phải thảo luận, phân tích, nhồi xét nhuần nhuyễn đủ mọi khía cạnh để biết rằng việc làm này có thể mang lợi ích gì cho quyền lợi của Đảng. Sự tuỳ hứng và cá nhân chủ nghĩa được xem là điều kinh khiếp, vì vậy tinh thần trách nhiệm sâu sắc là được thừa nhận. Rủi thay, trách nhiệm tập thể lại biến thành vô trách nhiệm, không ai chịu trách nhiệm cả. Trên tất cả mọi chuyện, cần phải mang ra ánh sáng cái sâu thẳm nhất của vụ xử án này, vụ đầu tiên trong những vụ xử án kiểu này; trái với những lời tuyên bố của nhà cầm quyền mới là không có trả thù, có thái độ thù nghịch hay ganh ghét đối với những người trước đây không tham gia kháng chiến, họ đã kết án một giáo viên là đã đầu độc thanh niên với một triết lý chán chường, vô vọng và bi quan. Cái quan trọng nhất là những tội danh liệt kê bởi chính phủ thì lại không phải là những tội công cộng được định trong bộ Luật Hình Sự mà đó chỉ là những vi phạm về đạo đức hay chính trị là những điều hoàn toàn nằm ngoài vòng thẩm quyền của nhà nước. Có phải chăng lãnh đạo Việt Nam đã tự nhạo báng chính đường lối của mình ban hành và đồng thời nhạo báng luôn dư luận quốc tế! Xem thường cả quốc tế, có phải chăng họ đang muốn khẳng định nguyên tắc là họ có quyền trên mọi chuyện với sự có mặt của họ ở mọi nơi, có quyền trốn tránh những lời trọng thể mà chính họ đã tuyên bố, khinh thường những thông lệ quốc tế về công lý và giới hạn thẩm quyền của Toà Án? Hay, vì niềm tim mù quáng với vai trò tối cao của mình, và với tự tin cùng chung một sự dốt nát đáng thương, họ đã quyết định giáng một cú lớn để qui phục giới trí thức, làm lạnh bớt nhiệt tình đấu tranh của họ, giảm thấp đòi hỏi của họ và bắt họ im tiếng hay giam mình vào cảnh lưỡi gỗ (nói không đâu vào đâu) để làm dễ dàng cho công việc cho những người nắm quyền, thoả mãn niềm kiêu hãnh và mùi vị của chủ nghĩa hình thức, cống hiến cho dân địa phương và du khách một màn sân khấu có đám người trí thức rớt xuống cùng tầng lớp với họ và cùng hô to trung thành với Đảng.


Share/Save/Bookmark

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường)[3]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…Chưa bao giờ nhân dân lại bị đẩy vào một thế im lặng đê hèn và tai hại; không một gợi ý, đề xuất, nhận xét hay ý kiến tư vấn nào mà nhân dân có thể đưa ra cho nhà cầm quyền để cải thiện việc điều hành của Nhà Nước và làm cải thiện tốt hơn cho con dân trong nước…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11


PHẦN HAI
MỎM ĐÁ TARPEIENNE


1
Vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm

Về đến Hà Nội, tôi tràn ngập trong “vinh dự”. Khoa Trưởng của trường Luật, một trường đang chết, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm, giáo sư phụ trách việc giảng dạy về Văn Chương Pháp, thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng thời cũng nằm trong ban bí thư của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, thành viên của Hội Huynh Đệ Việt – Pháp, Hội Huynh Đệ Liên Xô - Việt Nam, thành viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới, chủ tịch sáng lập Câu Lạc Bộ Đoàn Kết Trí Thức… Đó là những “vinh dự” mà tôi mang, đủ để in đầy hai mặt của tấm danh thiếp.


Share/Save/Bookmark

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường) [2]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…đây là một chế độ chuyên chế ở ba chiều không gian, một chế độ chuyên quyền gần như tuyệt đối, gian xảo nhất, cứng rắn nhất trên thế giới và trong lịch sử nhân loại. Dưới một chế độ như thế, quyền tự do là một lầm lẫn, một loại bệnh hoạn cần phải loại bỏ trong dân chúng…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Đối thoại với Luật Sư người Séc

Tiếng Pháp được dùng trong buổi thảo luận với Luật Sư đoàn, và vấn đề được bàn là một quan tâm rất lớn của giới Luật gia ở các nước Cộng Sản. Các bạn chủ nhà bắt đầu cuộc thảo luận.

- Trong một nước mà sự phân quyền được áp dụng, thông qua tổ chức các Toà Án, quyền Tư Pháp thi hành Luật và chế tài những kẻ phạm pháp. Nhưng muốn những sinh hoạt Tư Pháp được vận hành tốt và Luật Pháp được áp dụng, giới Luật gia phải hành nghề với tất cả lương tâm và trách nhiệm, vì thế bản thân họ không thể tự đứng ra bảo vệ quyền lợi riêng của mình mà phải nhờ đến sự can thiệp của Hiệp Hội Luật Sư, nhất là vào những khi họ bị chính quyền tăng cường áp bức trong một bối cảnh xã hội phức tạp, hay những khi xảy ra xung đột giữa các hội viên với nhau. Vấn đề nêu ra là để thấy là: chúng ta có cần một sự cho phép của những giới chức chính trị để được hành nghề Luật Sư hay không?


Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Kẻ bị mất phép thông công, Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức (Nguyễn Mạnh Tường) [1]

Nguồn : e-ThongLuan

Kẻ bị mất phép thông công
Hà Nội 1954-1991: Bản án cho một trí thức
Nguyễn Mạnh Tường

“…phải chăng người Cộng Sản là những anh hùng mà mắt đã không còn lệ, mà trong tim tình cảm gia đình đã biến mất, linh hồn đã bị huỷ diệt bởi một niềm tin điên cuồng vào một học thuyết chủ nghĩa hay một tôn giáo?…”

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Một người con ưu tú của Việt Nam bị đầy doạ dã man bởi đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ vì đã dám phê phán những sai lầm của lãnh đạo và dám cỗ võ cho dân chủ. Cuốn tự truyện cho thấy với người cộng sản không có gì là giá trị ngoài lợi ích của Đảng và quyền lợi của những người lãnh đạo mà thực chất là những kẻ độc tài, tham tàn không đếm xỉa gì đến quyền lợi của Tổ Quốc và Nhân Dân. Họ đã phản bội lại sự hy sinh của những người cộng sản thế hệ Điện Biên và hàng trăm ngàn người yêu nước đã nằm xuống để đánh đuổi Thực Dân.




Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Nhà văn Phạm Đình Trọng: Thông báo về việc từ bỏ đảng tịch đảng viên Đảng Cộng sản

Nguồn : Bauxite Việt Nam

Nhà văn Phạm Đình Trọng là một trong những người sớm ký tên vào Kiến nghị dừng dự án bauxite ở Tây Nguyên. Nhận thấy trong một quốc gia dân chủ, gia nhập đảng hay từ bỏ đảng là việc làm bình thường, tùy vào nhận thức và sự lựa chọn của từng người, Bauxite Việt Nam xin đăng Thông báo sau đây theo đề nghị của anh.

Bauxite Việt Nam

Nhà văn Phạm Đình Trọng: Thông báo về việc từ bỏ đảng tịch đảng viên Đảng Cộng sản

Kính gửi:

- CHI ỦY VÀ CHI BỘ 4

- ĐẢNG ỦY PHƯỜNG 15 QUẬN TÂN BÌNH TPHCM

Tội là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng. Thiếu vài tháng nữa, tôi tròn 40 năm là người Cộng sản. Từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ Cộng sản, đến tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến trong tôi, từ nhận thức bằng tình cảm sang nhận thức bằng lí trí và cũng là quá trình chuyển biến của chính đảng Cộng sản, từ ý chí vì dân, vì nước sang ý chí chỉ vì sự tồn tại của đảng. Tôi xin trình bày về quá trình hai chuyển biến đó, một chuyển biến thuận, tất yếu, hợp qui luật phát triển và một chuyển biến nghịch, tiêu cực, thóai hóa.




Share/Save/Bookmark

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

Nhân Văn Giai Phẩm phần thứ IX : Nguyễn Hữu Đang

Nguồn : RFI
Thụy Khuê
Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1(Ảnh : DR)

Nguyễn Hữu Đang và hình bià tập san Giai Phẩm số 1
(Ảnh : DR)

Là người cộng sản, nhưng Nguyễn Hữu Đang luôn luôn tự do trong hành động và tư tưởng của mình. Ông đã đứng lên lãnh đạo phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đã tạo được một thời kỳ sôi nổi, trong vòng bốn tháng, trí thức và văn nghệ sĩ, dám nói, dám viết, những điều mình nghĩ, dám chủ trương cải tiến xã hội Việt Nam thành một nước dân chủ theo đà tiến của thế giới bên ngoài.


Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Ba Sương, vinh quang và cay đắng

Nguồn : Tuổi Trẻ

TT - Cuộc đời sao mà quá ngang trái. Mới hôm nào bà là Anh hùng lao động, là người phụ nữ tiêu biểu châu Á - Thái Bình Dương, là người được ca ngợi đã dâng trọn đời mình cho sự nghiệp đến độ quên cả hạnh phúc riêng tư. Thế mà giờ đây bà đứng trước vành móng ngựa.

Ba Sương, tên thường gọi của bà Trần Ngọc Sương - giám đốc Nông trường Sông Hậu, người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã không còn sức để đứng suốt buổi trước vành móng ngựa trong phiên xử phúc thẩm hôm 19-11.

Bà Ba Sương ngày nhận danh hiệu Anh hùng lao động (1999) và... Ảnh tư liệu

... sau vành móng ngựa trong phiên tòa sơ thẩm, tháng 8-2009 - Ảnh: Quang Vinh

Một ngày sau phiên xử, chúng tôi đến thăm bà tại căn nhà nhỏ ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Bà Sương già sọm đi, nước da nhợt nhạt, thân hình tiều tụy đến không ngờ.



Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

Tại Việt Nam, giới cung cấp dịch vụ Internet xác nhận chính quyền đã phong tỏa mạng Facebook

Nguồn : RFI
Trọng Nghĩa
Mạng Facebook bị kiểm duyệt

Mạng Facebook bị kiểm duyệt

Trong nhiều ngày qua, những người tại Việt Nam muốn truy cập vào mạng Facebook đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo hãng tin AFP, các nhà cung cấp dịch vụ Internet đã nhận được lệnh của bộ Công An là khoá cửa trang thông tin xã hội trên phạm vi toàn quốc từ cuối tháng 8


Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Kết luận chính thức về vụ Facebook bị chặn ở Việt Nam

Nguồn : Dân Luận

Nhiều ngày gần đây các cư dân mạng xôn xao vì không thể truy cập vào được Facebook. Đã có tin đồn Việt Nam đã chặn trang web này...


Share/Save/Bookmark

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Chảy đi… Bô-xít ơi!

Nguồn : Talawas
Tác giả: Gia Cát Dự

talaCu: Trung thành với tôn chỉ “Sát cánh cùng Nhân Dân” trong thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (market-Leninism), talaCu đặc phái phóng viên Gia Cát Dự đi tìm hiểu thực tế, lắng nghe ý kiến của giới văn nghệ sĩ sau tuyên bố giải thể sáng suốt, dũng cảm, táo bạo của Hội Nhà văn nói riêng và tình hình đất nước hiện nay nói chung. Bất chấp mọi khó khăn, gian khổ và hiểm nguy chốn trường văn trận bút, từ nơi đầu sóng ngọn gió, phóng viên Gia Cát Dự gửi về cho bạn đọc của talaCu bài đầu tiên trong loạt phỏng vấn hứa hẹn sẽ đầy kịch tính này.

_________



Share/Save/Bookmark

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2009

Quyền lực và tri thức

Nguồn : Bauxite Việt Nam

Tiến sĩ Hoàng Kim Phúc

Đại học Oxford, Anh Quốc

Được biết Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ nhất sắp diễn ra từ ngày 21-23/11.

17622
Việt Nam kêu gọi người Việt ở nước ngoài về giúp xây dựng đất nước

Chủ đề cuộc gặp, theo ban tổ chức, là “Vì một cộng đồng đoàn kết vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng đất nước”.

Tiêu chí thì hay, nhưng không hề mới đã làm nảy sinh câu hỏi là sao vấn đề hay như vậy mà qua hằng chục năm vẫn không tiến bộ khả quan? Thiết nghĩ trong một cái nhìn dài hơi, thì sự đóng góp của kiều bào quan trọng nhất là chuyển tải thông tin và tri thức tiên tiến về nước, đặc biệt khi kiều hối cùng những quan hệ trực hệ theo thời gian mà ít dần đi.

Suy tính về phương pháp và hiệu quả chuyển giao tri thức, chắc chắn không thể bỏ qua thực tế sử dụng trí thức trong nước. Người viết muốn hình dung những rào cản với trí thức Việt kiều, thông qua việc khảo sát giới trí thức Việt Nam.



Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Chuyện bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức thống nhất

Nguồn : Talawas
Tác giả: Dũng Vũ

Hai mươi năm về trước, đúng ngày 09.11.1989: bức tường Bá Linh sụp đổ.

Hôm đó tôi có hẹn với một ông bạn đồng nghiệp Đức đi uống nước sau giờ làm việc. Chúng tôi sẽ gặp nhau ở quán Roger’s Kiste, một quán bia nhỏ, ấm cúng của thành phố Stuttgart, nơi mà dân sinh viên, giới trí thức thường lui tới uống bia, nghe nhạc Jazz.

Mới sáu giờ chiều, quán đã đông. Nhiều người đang xôn xao bàn tán gì, không biết. Một lúc sau, bà chủ quán bê ra một chiếc TV nhỏ đặt lên quầy; một chuyện lạ chưa bao giờ thấy. Có người hỏi “tại sao?”, bà chỉ mỉm cười, nói ngắn: “Hôm nay là trường hợp ngoại lệ”.



Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Một nơi còn trắng

Nguồn : Talawas
Tưởng Năng Tiến

Sẽ không để vùng trống, vùng trắng trong công tác kiều bào.”

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn

Nghị quyết 36 được ký vào ngày 26 tháng 3 năm 2004. Ngay sau đó, lác đác, có tiếng vỗ tay tán thưởng:

- Nhạc sĩ Phạm Duy: “Chính phủ Việt Nam vừa làm một chuyện hết sức ngoạn mục… Đó là một cách đưa tay ra với những người thua trận… Thật tuyệt vời. Đất nước đã đổi thay thế nào thì cùng lúc một viên tướng (ông Nguyễn Cao Kỳ), một nhà sư (thiền sư Thích Nhất Hạnh) và một nhạc sĩ lại cùng trở về.”

- GS-TS Nguyễn Đăng Hưng (Việt kiều tại Bỉ): “… từ khi nghị quyết này được ban hành, có nhiều con tim đã vui trở lại!”




Share/Save/Bookmark

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Nhân Văn Giai Phẩm phần VIII : Thụy An

Nguồn : RFI
Thụy Khuê
Chân dung nữ văn sĩ Thụy An(Ảnh : DR)

Chân dung nữ văn sĩ Thụy An
(Ảnh : DR)

"Mặc bao cuộc hưng tàn phế đổi

Vẫn đăm đăm một đợi, một chờ

Mẹ con hoá đá trơ trơ

Mẹ là tin tưởng, con là tương lai.

Đó là tâm trạng Tô Thị hoá đá, mà cũng là tâm trạng của tôi suốt 15 năm cho đến mãi mãi." (Thụy An)





Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2009

Tia Sáng bị dập tắt (Bùi Tín)

Nguồn : e-ThongLuan

Tia Sáng bị dập tắt
Bùi Tín

“… Cuộc săn lùng trí thức và cuộc chống săn lùng tự vệ của trí thức sẽ là một đề tài thời sự luôn nóng hổi từ nay đến đại hội XI đảng CS…”


Share/Save/Bookmark

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

Có nên kiên định con đường xã hội chủ nghĩa? (Nguyễn Thanh Giang)

Nguồn : e-ThongLuan

Chuẩn bị Đại hội XI đảng CSVN:
Có nên kiên định
con đường xã hội chủ nghĩa?

Nguyễn Thanh Giang

“… Còn đeo đẳng Mác-Lênin và CNXH thì nhiều cộng đồng dân lành vẫn có nguy cơ bị coi là kẻ thù của ĐCSVN. Làm sao mà hết Thái Hà đến Tam Toà; hết Loan Lý đến An Hải… và nay lại đang Bát Nhã! …”


Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

TRUYỆN KHÔNG TÊN

Nguồn: Bùi Ngọc Tấn

Chị Sợi cho rằng tất cả mọi người trong ngõ ánh Hồng đều biết rõ công việc của chị. Chị chấp nhận điều ấy. Với chị đó cũng là một nghề, một nghề như những nghề khác dù nó bị mọi người khinh bỉ. Dào ôi. Ai khinh thì cứ việc. Chị có cần người ta trọng đâu. Chị cần tiền. Để nuôi bà mẹ già nằm liệt sáu bảy năm nay. éể có cái và vào miệng. Để có tí phấn son bôi lên mặt, giấu đi làn da đen đủi nhăn nheo, cặp môi tái nhợt của mình. Để có thể mua một bộ cánh mới khi bộ cánh chị mặc trên người đã mòn, sờn, bạc, khiến chẳng còn ai muốn nhìn chị.



Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Bàn về những “chiêu bài mị dân”

Nguồn : Talawas
Tác giả: Song Chi

Để giữ vững vị trí độc tôn lãnh đạo, để tiếp tục ru ngủ số đông người dân khờ khạo đồng thời dẹp yên những mầm mống tư tưởng hoài nghi, bất phục và đối kháng trong một thiểu số “cứng đầu”, những nhà nước chuyên chế độc tài luôn luôn phải có những “chiêu bài mị dân” của họ. Ví dụ, với nhà nước Trung Quốc hiện nay, người ta thấy rất rõ những chiêu bài đó là sự phát triển kinh tế và niềm tự hào, tự tôn về dân tộc. Chính những thành tích về phát triển kinh tế, sự lớn mạnh về khả năng quân sự quốc phòng, viễn cảnh về một siêu cường quốc trong tương lai… của Trung Quốc chắc chắn đã tạo nên trong lòng đa số dân chúng của họ một cảm giác bằng lòng và tự hào để tạm quên đi khát vọng về tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng cũng như sự bức xúc trước muôn vàn bất công, phi lý, những điều tồi tệ trong xã hội. Và hai “lá bài” này phải nói là mạnh, bởi vì với đà phát triển kinh tế như hiện nay, với vị thế của một đất nước khổng lồ trên một tỷ dân và với một tham vọng bành trướng, bá quyền đã có “truyền thống” từ xưa, Đảng và Nhà nước cộng sản Trung Quốc có thể yên tâm mà tại vị khá lâu nữa, nếu như không có bất cứ một khúc ngoặt bất ngờ nào đó của thời cuộc.

Học theo đàn anh, Đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam cũng có những “chiêu bài mị dân” riêng của mình. Trước đây những “chiêu bài” quen thuộc được sử dụng bao nhiêu năm là thành tích về “sự chiến thắng vĩ đại của Việt Nam trong hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và chống Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước” và huyền thoại về vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Cho đến giờ phút này, những điều này vẫn thường xuyên được lặp đi lặp lại từ trên các phương tiện truyền thông của nhà nước cho đến chương trình giáo khoa suốt 12 năm trung học và cả bậc đại học. Thậm chí, sợ người dân xao lãng, nhà nước còn phát động rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân những cuộc học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh rất là quy mô và tốn kém, bắt cả sư thầy ni cô trong các nhà chùa cũng phải học!

Từ khi thực hiện chính sách “mở cửa” về kinh tế, chính quyền chuyển sang khuyến khích người dân lao vào kiếm tiền, làm giàu bằng đủ mọi cách và sử dụng lá bài “ổn định chính trị, phát triển kinh tế” để người dân quên đi những nhu cầu khác cũng như những câu hỏi lớn khác về đời sống xã hội chính trị của đất nước. Đối lập với sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, một lập luận thường xuyên được những người cầm quyền đưa ra để “hù doạ” nhân dân đó là mọi sự đa đảng, đa nguyên sẽ chỉ dẫn đến sự xáo trộn, rối loạn về chính trị, xã hội và cả kinh tế, lý do là bởi vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp nên mô hình độc đảng với sự lãnh đạo của Đảng CSVN như lâu nay là đúng đắn, tối ưu.

Phải nói là có không ít người dân, nếu không đọc thêm các nguồn thông tin khác hoặc có thêm những trải nghiệm cá nhân về những môi trường sống khác trong những thể chế chính trị xã hội khác, đã tin hoặc tạm bằng lòng với những lý luận như vậy.

Những người cầm quyền đã lừa mị nhân dân của họ với khái niệm về sự ổn định. Tuy nhiên, một xã hội gọi là ổn định về chính trị do được cai trị bởi bàn tay sắt của một thể chế chính trị độc tài, độc đảng không có nghĩa là ổn định về kinh tế và xã hội. Bên dưới cái bề mặt có vẻ ổn định về chính trị, một xã hội được điều hành theo cơ chế “đảng trị” bởi một đảng duy nhất thâu tóm mọi quyền lực trong tay như ở Trung Quốc và Việt Nam luôn luôn chất chứa những mâu thuẫn, nghịch lý do không có sự cạnh tranh, san sẻ, khống chế và kiểm soát lẫn nhau trong quyền lực chính trị và điều hành đất nước, không có một nền luật pháp rõ ràng, minh bạch để điều chỉnh mọi sự sai lệch trong phát triển xã hội cũng như phát triển kinh tế. Chưa kể chính cái thể chế chính trị độc tài độc đảng đã tạo điều kiện cho bao nhiêu bất công, phi lý, những vấn nạn xã hội tồn tại và sinh sôi nảy nở không sao giải quyết nổi như nạn tham nhũng, hối lộ, tệ cửa quyền, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo quá lớn, bản thân người dân thì không có tự do dân chủ và nhân quyền thì bị chà đạp… Còn trong phát triển kinh tế, sự thiếu vắng một nên luật pháp minh bạch và sự cạnh tranh sòng phằng cũng làm cho nền kinh tế của quốc gia đó có nhiều bất ổn, rủi ro. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên những mâu thuẫn từ trong bản chất chế độ, như những đợt sóng ngầm âm ỉ chỉ chờ có cơ hội thuận tiện là trào lên phá vỡ sự ổn định bề mặt kia bất cứ lúc nào.

Cũng như nhà cầm quyền Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam luôn luôn đem những thành tích tăng trưởng về kinh tế và sự thay đổi trên bề mặt xã hội để xoa dịu nhân dân và biện minh cho sự thống trị của Đảng.

Trong khi đó, bị nỗi ám ảnh về cái đói cái nghèo của thời bao cấp, cả xã hội Việt Nam ngày nay đang lao vào kiếm tiền, và không ít người dân tự an ủi rằng so với thời bao cấp chưa xa thì cuộc sống bây giờ đã dễ thở hơn, còn nếu so với cái thời miền Bắc trước năm 1975 thì rõ ràng một trời một vực rồi.

Nhung như đã nói, phát triển kinh tế chỉ mới là một phần trong việc chứng tỏ xã hội đó đang đi lên theo chiều huớng tích cực, còn bao nhiêu vấn đề khác: khoảng cách giàu-nghèo và sự bất công quá lớn trong xã hội, tài nguyên của đất nước bị khai thác đến cạn kiệt, thiên nhiên bị tàn phá không thương tiếc, môi truờng sống bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng cuộc sống của đa số người dân chưa đuợc cải thiện tận gốc và chế độ an sinh xã hội chưa đuợc quan tâm đến, chưa kể là sự xuống cấp, tha hóa về đạo đức xã hội, mọi giá trị đều bị lệch chuẩn… Như thế là một xã hội đang phát triển một cách phi nhân tính và lệch lạc, chệch hướng so với con đuờng phải đi là xã hội phải ngày một văn minh, con nguời ngày một tự do, tự chủ, đuợc coi trọng và hạnh phúc hơn!

Thế nào là một xã hội phát triển lành mạnh, nhân bản, đúng hướng?

Khi mà trong xã hội đó tất cả mọi mục tiêu hướng tới đều phải vì con người, đặt sự tự do hạnh phúc của con người lên trên hết.

Khi mà trong xã hội đó mọi người dân có quyền đi bầu chọn những người xứng đáng nhất lên điều hành đất nước và có quyền lên tiếng phê phán kêu gọi những người này phải từ bỏ chức vụ nếu họ bất tài, thất đức hoặc có những hành vi sai trái làm hại cho đất nước, cho nhân dân. Người dân có quyền lên tiếng bày tỏ chính kiến, quan điểm chính trị xã hội của mình một cách ôn hoà, có quyền phê bình, phản biện mọi chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước mà không bị chụp mũ phản động, phản quốc, bị gây khó dễ thậm chí bị bắt bớ, cầm tù.

Khi mà trong xã hội đó người dân biết rằng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra họ có thể trông cậy vào luật pháp, luật pháp sẽ bảo vệ họ, nhà nước sẽ bảo vệ họ nếu họ đúng, nếu họ bị những kẻ côn đồ hành hung hoặc những kẻ lạ mang danh nước láng giềng anh em đánh cướp, bắt giữ…

Khi mà trong xã hội đó con người từ lúc sinh ra cho đến khi chết đi luôn luôn cảm thấy an tâm rằng nếu họ lương thiện, đi làm và đóng thuế đầy đủ cho nhà nước thì ngược lại, khi cần họ có thể trông cậy vào sự hỗ trợ của nhà nước như lúc thất nghiệp, khi đau yếu lúc già cả không nơi nương tựa… Và do đó họ có thể sống một cuộc đời nhẹ nhàng ít lo nghĩ, không phải bon chen giành giật mọi cơ hội, chỉ biết chăm chăm thu vén cho cá nhân mình vì khi có việc gì xảy ra không biết trông vào đâu.

Khi mà trong xã hội đó người dân tin rằng đồng tiền đóng thuế từ bao mồ hôi công sức của họ được nhà nước sử dụng một cách hợp lý, công khai và minh bạch.

Mọi người dân đều được tạo điều kiện tốt nhất để học hành và khi đến trường những đứa trẻ không phải học những kiến thức vô bổ, những điều dối trá mà ngay người thầy dạy chúng cũng không tin và bản thân chúng cũng biết như vậy.

Mọi người dân đều có những cơ hội như nhau để thành đạt và bằng cấp, tước vị, chỗ làm đều không thể mua mà có.

Khi mà trong xã hội đó người dân không phải chịu những tai hoạ, những cái chết oan uống có thể đến từ bất cứ đâu, từ bất cứ lý do nào do sự vô trách nhiệm, làm ăn gian dối của người khác như cầu gãy, nhà sập, điện giật trên đường hố ga sụp dưới chân hay sữa nhiễm độc, phở ướp phóoc-môn…

Khi mà trong xã hội đó sự vất vả của người nông dân công nhân được đền bù xứng đáng, tiếng nói của người trí thức được coi trọng, tài năng của người nghệ sĩ được phát triển tối đa trong sự tự do không ai cấm đoán…

Khi mà trong xã hội đó báo chí được quyền nói lên sự thật, được quyền đứng về phía lẽ phải, đứng về phía nhân dân và những giọt nước mắt.

Mọi lời nói phải cũng như mọi tiếng kêu oan không lọt thỏm vào sự im lặng.

Khi mà trong xã hội đó con người không có quá nhiều nỗi lo, cho dù những nỗi lo có lý hay vô lý. Khi con người không có quá nhiều nỗi sợ, và mọi nỗi sợ đều do chính quyền tạo ra.

Khi cái tốt, cái thiện, điều tử tế không phải là điểu hiếm hoi hay bất bình thường và cái xấu, cái ác, điều không tử tế lại tràn ngập khắp nơi và trờ thành bình thường.

Khi con người không vô cảm trước mọi điều tồi tệ đang xảy ra hàng ngày, không cúi đầu bạc nhược trước cường quyền, biết đau đớn trước vận mệnh của đất nước và của dân tộc.

Khi mà trong xã hội đó mọi người biết xấu hổ, kẻ làm quan biết đến đến hai chữ xin lỗi – xin lỗi nhân dân, xin lỗi lịch sử và biềt đến văn hoá từ chức. Khi lòng yêu nước không bị kết tội còn kẻ xu nịnh, phản quốc lại được tôn vinh.

Chỉ khi đó xã hội ấy mới là một xã hội đang phát triển đúng hướng, lành mạnh, và nhân bản.

Còn nếu không, đừng nói với nhân dân tôi về độc lập, tự do và hạnh phúc, về công lao của Đảng, về chủ nghĩa Mác – Lê Nin bách chiến bách thắng và tư tưởng của Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đừng nói với nhân dân tôi muôn vàn những khái niệm, lý luận, những mỹ từ sáo rỗng…

Bởi vì, khi không đem lại được độc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân sau hơn sáu mươi năm điều hành đất nước, còn có lý do gì để Đảng cầm quyền đó tiếp tục tại vị?


Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Trú bão: bị cướp và ăn đòn

Nguồn : Bauxite Việt Nam

Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì, khi nhân dân mình đổ máu?

Thật khó tin là những người có trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam lại có thể im lặng lâu đến vậy trước câu chuyện đầy đau thương của 200 ngư dân Việt Nam đi tránh bão cuối tháng 9 vừa qua, lại bị hải quân Cộng sản Trung Quốc cướp bóc, tra tấn... không khác gì loài hải tặc man rợ.

Bài báo trên Sài Gòn tiếp thị số ra ngày 9 tháng 10 là một chứng tích đau thương không thể chối cãi từ những người dân vô tội.

Sau sự kiện 12 người bị bắt, đến 25 người, rồi đến 200 người, mai đây sẽ là bao nhiêu nữa?

Nhà nước Việt Nam sẽ ứng xử như thế nào với những chuyện này xảy ra?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao sẽ nói gì với tộc ác của Cộng sản Trung Quốc?

Dân của tôi đổ máu, đất nước tôi rên xiết trước tội ác cận kề của cái gọi là "hữu nghị anh em" nhưng những người có trách nhiệm lại cứ lặng im.

Ngược lại, lời ngợi ca tình yêu của hai anh em thì cứ bắt gặp nhan nhản trên truyền hình, báo chí. Có thể gọi đó là thứ tình yêu man rợ trên máu và nỗi đau của dân tộc và Tổ quốc của mình?

Truyền hình VN có đủ tiền và thời gian để tường thuật và vinh danh lễ quốc khánh cộng sản Trung Quốc ngày 1.10, sao lại không có thời gian và nhân tính để tường thuật những nạn nhân Việt của hải quân cộng sản Trung Quốc ngày 30.9?

Nếu là tôi, tôi sẽ xấu hổ, con cháu tôi sẽ gục đầu nhục nhã khi đồng bào tôi đổ máu mà tôi thì trơ trẽn nhận những hành động thù địch làm bạn đường.

Dân tộc Việt Nam hôm nay yếu hèn, đau đớn đến thế sao?

Với vị trí là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam có đủ can đảm đưa cộng sản Trung Cộng ra Tòa án quốc tế với tội danh chống nhân loại hay tội danh xâm lược?

Máu của người dân đã đổ xuống

Danh dự Việt Nam oằn mình đau đớn

Nhà nước Việt Nam ở đâu?

Nhà nước Việt Nam sẽ làm gì?

Khi nhân dân mình nghẹn ngào đến vậy?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

http://nhacsituankhanh.multiply.com/journal/item/54/54

Trú bão: bị cướp và ăn đòn

SGTT – Khoảng 21 chiếc ghe (17 ở Lý Sơn, 4 ở Bình Châu) đã gặp bão khi đang lênh đênh trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Mỗi ghe đều có sự chọn lựa riêng: kẻ đi trú bão, người chạy về nhà. Tất cả đều thoát chết nhưng số phận của 21 chiếc ghe lại không giống nhau khi lâm nạn bão và người.

13143
Cha con ông Lê Đủ kể lại những ngày chạy bão

Như bài trước đã nêu, bốn chiếc ghe của dân đảo Lý Sơn đã chọn cách chạy thẳng vào bờ. Còn 17 chiếc rủ nhau đi trú bão vì đánh bắt cách quần đảo Hoàng Sa, nơi có cảng trú bão, chỉ khoảng 50 hải lý. Hơn 200 con người, tuy không bị bão dập nhưng phải chịu cướp bóc và đòn thù của lính trên cảng.

Đến – bị súng bắn

Ông Dương Văn Thọ (là một trong 13 ngư dân bị Trung Quốc bắt hồi tháng 6 vừa qua), nhớ lại, đêm 26.9, khi nghe tin bão, ông lệnh nhổ neo nhằm hướng đảo chạy tới, trên ghe đã đánh được hơn bốn tấn cá. Đến sáng sớm 27, ghe của ông đến cửa cảng Hữu Nhật, một cảng quân sự của hải quân Trung Quốc nằm trên quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cảng này là nơi tàu bè đi ngang trú mỗi khi có bão, người Việt gọi là cảng Cần Cẩu vì nơi đây có nhiều cần cẩu. Gần như cùng lúc, 17 chiếc ghe của ngư dân Việt Nam (13 chiếc của xã An Hải, Lý Sơn; 4 chiếc của Bình Châu) đánh chung một vùng biển đều giương cờ trắng chạy đến đây.

Thấy ghe Việt Nam đến, lính đảo liền nổ súng cảnh cáo. Mấy ghe đi đầu lập tức vòng ra xa. Lúc này nhiều ghe đã gọi điện thẳng về Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để ghe được vào cảng trú bão và đừng lấy đồ của ghe. Biên phòng nhận lời và dặn thêm, không lo đồ đạc, vì nguyên tắc, vào núp bão sẽ không ai lấy gì. Đoàn ghe tạm yên tâm, quay mũi về cửa cảng, nhưng đạn lại vãi ra, ghe lại cuống cuồng bỏ chạy.

Kể chuyện buổi sáng hôm đó, ông Nguyễn Phụng Lưu còn bàng hoàng, ghe của ông chạy cùng lúc với ông Thọ, lính đảo bắn choé lửa quá trời quá đất. Hai ghe đi đầu chạy dạt ra vì lo trúng đạn. Vài lần như thế, không còn ai dám mon men đến cửa cảng nữa. Tất cả neo ngoài khơi, nhìn từng đoàn ghe tàu của Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản chậm rãi vô tránh bão mà buồn bực. Neo đến chiều, gió lớn thổi mạnh, sóng cao đập từng hồi, bão đang đến gần, thấy vậy ông Lưu la lớn: “Lao vô đại thôi, trúng đạn thì còn người sống người chết, ở ngoài này bão vô sẽ chết hết”. Tất cả ùn ùn lao vào cảng, ghe ông Thọ chạy vào trước, tất cả nín thinh, nhưng lần này không nghe súng nổ. Thế là thoát bão, ba ngày ba đêm trong cảng an toàn, không bị ai kiểm tra, ai nấy mừng thầm tai qua nạn khỏi.

Đi – bị đánh và cướp

Sáng 30.9, biển đã bớt sóng gió, 17 chiếc ghe sửa soạn ra khơi. Bỗng dưng, trước cửa cảng xuất hiện một toán lính khoảng vài chục người, tay lăm lăm súng đạn nhảy xuống các ghe.

Lúc đó, ông Thọ bị bất ngờ vì đinh ninh ghe trú bão sẽ không bị làm khó, nên khi lính ồ ạt nhảy lên ghe, cả chục nòng AK chĩa vào, mọi người chỉ còn biết quỳ xuống, giơ hai tay lên đầu. Đi cùng toán lính là một viên sĩ quan nên không ai bị đánh đập, nhưng đồ đạc bị thu gom một cách nhanh chóng: máy Ecom (liên lạc), máy đo nước, bốn cuộn dây lặn, định vị, khoảng một tạ cá. Có lẽ do ghe ông cập ngay sát cầu cảng nên hai chiếc thuyền thúng cũng bị tước mất. Ông nài nỉ xin lại máy định vị (để biết hướng đi về) nhưng kẻ lấy không cho. Tài sản còn lại chỉ là chiếc la bàn. Xong việc, toán lính lại nhảy sang ghe khác.

Thấy các ghe trước lao xao chuyện lính lấy đồ, ông Lê Đủ liền giấu ngay máy móc xuống khoang máy, vừa kịp lúc toán lính khác nhảy lên. Hai lính đi trước, một cầm búa, một cầm dao chỉ mặt ông ý hỏi máy định vị và Ecom đâu? Ông lắc đầu, chiếc dây chuyền vàng trong cổ lòi ra, một tên lao vào vạch áo giật sợi dây đút ngay vào túi. Tên khác ra hiệu mọi người lột đồ trong túi, nguy ngập, ông Đủ lanh trí móc ra cái điện thoại xịn và số tiền còn để chúng không truy bạn ghe. Chưa yên, tên cầm búa bằm nát tám cuộn dây lặn, một số tên khuân luôn đồ ăn, thức uống xuống ca nô. Mọi thứ tạm ổn, lúc này hai tên trong toán quay lại hỏi máy móc, ông Đủ chỉ sang ghe bên cạnh nói hai ghe đi chung nên chỉ có một máy (đã bị thu). Thấy Hợp (con út ông Đủ, 15 tuổi) nhỏ bé nhất, hai lính vắt người thằng bé lên cửa và bắt đầu tra tấn. Hợp nhớ lại, giày đinh thi nhau đá vào hai mạng sườn, những cú tát nảy lửa. Đau đến ngất nhưng thằng bé nhất định không hé răng. Trước họng súng gí vào đầu, người cha bất lực nhìn con bị hành hạ. Đánh một lúc, không moi được gì, hai tên lính thả Hợp ra, sức vóc 15 tuổi chẳng thấm vào đâu với những đòn thù, thằng bé đổ gục, toán lính rút, người cha lao ra ôm đứa con, hai be sườn đỏ tấy, người mềm oặt.

13142
Bạn ghe của ông Nguyễn Trọng Lưu đang kiểm tra lại khoang chiếc ghe, sau những ngày sóng gió trên biển

Số phận của cha con ông Lưu còn bi đát hơn, thấy lính chặn đường, ông cùng con trai tên Tâm, 19 tuổi, vội vàng nhét máy móc, điện thoại vào thùng gạo ở gầm ghe. Khi toán lính ập vào, thấy cục sạc pin điện thoại ở góc, tất cả lao vào tra tấn thuỷ thủ để tìm điện thoại. Cả hai cha con bị đánh nặng, đứa con chịu đòn không nổi, chỉ sau vài loạt đấm đá, Tâm khóc thét chạy vô lấy điện thoại từ hũ gạo ra. Nhưng, một tên lính đi theo, biết chỗ và moi ra hết đồ giấu, trận đòn tái diễn và nặng hơn đổ xuống đầu cha con ngư dân và bạn ghe vì tội “nói dối, không chịu khai”. Mắt phải Tâm đỏ rực, máu chảy ròng ròng, người cha vừa chịu đòn, nhìn đứa con trong nước mắt. Đánh xong, toán lính gom sạch đồ, cả hai chiếc radio cũng không thoát, trừ chiếc la bàn.

Cứ thế, hết chiếc này đến chiếc khác, mười bảy chiếc ghe cùng chung bi kịch, phần đông bị đánh, có người bị đánh đến ngất xỉu, máy móc, thức ăn bị cướp, thùng phuy chứa nước ngọt bị búa băm thủng, thúng bị chặt rách đít… Tính sơ, mỗi ghe mất hết đồ chừng 50 – 70 triệu đồng.

Định vị không còn, ông Thọ chọn hướng bằng la bàn, ghe theo đó mà đi, lênh đênh trên biển thêm hai ngày nữa, bến quê hiện ra. Không may mắn, ghe của ông Lưu đi lệch xuống mãi Quy Nhơn.

Ghe ông Đủ thiệt hại nhẹ nhất nên ông vẫn ra khơi thêm ít ngày nữa, chỉ khổ đứa con út quằn quại cả tuần trên ghe, Hợp bị sốt, khắp người ê ẩm vì đòn. Đến khi về nhà, đôi mắt đứa trẻ 15 tuổi còn ngơ ngác, khuôn mặt còn sưng mọng sau những ngày hãi hùng trên biển.

Ngồi quanh ngọn đèn dầu dưới nền nhà, đôi vai ông Lưu như càng thõng xuống khi kể lại những ngày đã qua. “Mình trú bão chứ có làm gì đâu mà họ đánh đập, cướp bóc tàn tệ”, ông nức nở. Mấy người bạn ghe ngồi cạnh đều lặng lẽ khóc, không một tiếng nấc mà nước mắt cứ chảy dài xuống chiếu.

Bài và ảnh Doãn Khởi

Nguồn: http://www.sgtt.com.vn/Detail24.aspx?ColumnId=24&newsid=57913&fld=HTMG/2009/1008/57913


Share/Save/Bookmark
Related Posts with Thumbnails