Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Bauxitanic - Lôgô chính thức của Đại Chủ trương Bauxite Tây Nguyên

Nguồn : Talawas

Tác giả: Gia Cát Dự

Lời toà soạn: Vượt qua hàng vạn tác phẩm dự thi khác, Biểu trưng (Lôgô) với tên gọi “BAUXITANIC” [đọc là bô-xít-ta-níc] của hoạ sĩ trẻ Thích Quán Triệt đã giành Giải đặc biệt của Cuộc vận động Sáng tác biểu trưng cho Đại Chủ trương Bôxít Tây Nguyên mang chủ đề “Quốc gia Bôxít phải có Công dân Bôxít”. Cuộc vận động do Ban Nối giáo TW và Bộ Công Thương phối hợp tổ chức, Website Hợp tác thương mại http://www.vietnamchina.gov.vn là đơn vị bảo trợ thông tin. Phần thưởng cho Giải đặc biệt là số tiền thưởng khá lớn: 12.000 Nhân dân tệ, tương đương với hơn 30 triệu VNĐ. Dưới đây, talaCu xin trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu của Hoạ sĩ họ Thích (kèm tác phẩm của anh) trong buổi lễ tổng kết và trao giải vừa diễn ra tại Hội trường Bộ Công thương. Kính mời Quý độc giả thưởng lãm! (Tiêu đề và các Tiêu đề phụ do BBT đặt).

Bauxitanic - Lôgô chính thức của Đại Chủ trương Bauxite Tây Nguyên, tác phẩm đoạt giải cuộc vận động "Quốc gia Bauxite phải có công dân Bauxite" của hoạ sĩ Thích Quán Triệt

Bauxitanic - Lôgô chính thức của Đại Chủ trương Bauxite Tây Nguyên, tác phẩm đoạt giải cuộc vận động "Quốc gia Bauxite phải có công dân Bauxite" của hoạ sĩ Thích Quán Triệt

Theo thông báo của Ban Nối giáo TW, từ bây giờ, Lôgô “BAUXITANIC” sẽ được chính thức sử dụng trong tất cả các văn bản hành chính, giấy tờ nhà nước; các tác phẩm báo chí và văn học nghệ thuật có liên quan đến chủ đề Bô-xít Tây Nguyên.

……………………………………….

Bô-xít Tây Nguyên: Đảng đã cho dân ta sáng mắt sáng lòng!

(Phát biểu nhận giải của hoạ sĩ Thích Quán Triệt)

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni Phật!

Kính thưa quý quan khách và đại biểu,

Trước hết cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn đến quý ban tổ chức đã phát động một cuộc thi vô cùng ý nghĩa nhằm đưa những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước đi thẳng vào cuộc sống.

Chủ trương khai thác Bô-xít Tây Nguyên (BT) - thể hiện tầm cao về trí tuệ và bản lĩnh của Đảng - thực ra đối với không ít người dân Việt vẫn còn là một khái niệm trừu tượng, mơ hồ, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫm đến độ coi nó là phiêu lưu. Và Lôgô BT, một vật nhìn thấy được, sờ nắn được, đã mang sứ mệnh của một thông điệp cụ thể nhằm dẫn dắt người dân hiểu được cái “mơ hồ”, “trừu tượng” hay “phiêu lưu” kia thực sự là cái gì.

Ngay từ khi biết thông tin về cuộc vận động, với niềm tin vào chủ trương, lòng tin vào chế độ, cùng với nhiệt huyết và khả năng sáng tạo vô bờ của tuổi trẻ, tôi đã miệt mài âm thầm và đốt cháy mình trên hàng ngàn ý tưởng, để cuối cùng đã cho ra lò một sản phẩm mà mình ưng ý nhất. Xin cảm ơn Ban tổ chức đã làm việc một cách chính xác, công tâm để tôi có hân hạnh được thấy tác phẩm của mình được trở thành biểu trưng chính thức của Đại dự án bô-xít.

Sau đây, cho phép tôi được trình bày thêm những suy nghĩ, tình cảm của mình về chủ trương lớn này.

Có tài nguyên mà không khai thác - tội nặng lắm!

Kính thưa quý vị,

Khai thác BT là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã được quán xuyến suốt trong hai kỳ Đại hội IX và X. Bộ Chính trị đã bàn nhiều lần lắm, từ đó mới đẻ ra được các Nghị quyết, kết luận để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ngành công nghiệp bô-xít, a-lu-min - nhôm, phục vụ phát triển kinh tế đất nước nói chung, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên nói riêng. Thực hiện Nghị quyết của Ðảng, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bô-xít, a-lu-min - nhôm giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025. Chính phủ đã giao cho Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV) là đơn vị có thừa kinh nghiệm trong khai thác khoáng sản làm chủ đầu tư thực hiện dự án và chủ trì đàm phán với các đối tác nước ngoài.

Như vậy có thể thấy, việc phát triển ngành công nghiệp mới này đã được lãnh đạo ta nghiên cứu, cân nhắc và quyết định một cách vô cùng thận trọng và bài bản; tất nhiên cũng rất công khai và minh bạch.

Điều này ai ai trong chúng ta cũng đều biết rất rõ, trừ một số người cố tình không chịu hiểu (do thiếu tự bồi dưỡng thông tin hoặc do mưu đồ chống phá).

Thưa quý vị,

Như đã biết, Việt Nam ta được xác định là một trong những nước có nguồn bô-xít lớn trên thế giới. Tổng trữ lượng quặng bô-xít đã xác định và tài nguyên dự báo khoảng 5,5 tỉ tấn, đứng thứ ba thế giới. Tài nguyện chúng ta nhiều như thế, trong khi đồng bào Tây Nguyên còn nghèo nàn, cơ cực; nguồn thu từ phát triển cây công nghiệp không đáng là bao, trong khi thế giới đang lâm vào khủng hoảng chưa có hồi kết. Vậy lẽ nào chúng ta lại khoanh tay nhìn đồng bào mình đói khổ, lạc hậu, trong khi bô-xít rên xiết kêu gào (ngay dưới 1 m) trong lòng đất từng ngày vì không được góp tấm thân bạc triệu USD của mình vào công cuộc xây dựng đất nước! Đó sẽ là sự lãng phí (tôi xin nhấn mạnh) ghê gớm về cơ hội, trách nhiệm và lòng tin. Mà lãng phí là tội còn nặng hơn cả tham nhũng - một khổ nạn hiện chưa có thuốc giải, vì đồng tiền tham nhũng còn có thể quay vòng, tái đầu tư thông qua quá trình tiêu sài, mua sắm v.v…; còn lãng phí là mất hết.

Khai thác bô-xít, chúng ta sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ tới nạn lãng phí, vốn vẫn đang tràn lan trong hệ thống công quyền. Nhưng quan trọng nhất là nó sẽ giúp cho người Tây Nguyên thoát nghèo và từng bước tiến kịp miền xuôi.

Từ công nghiệp bô-xít, cái truyền hình cáp, Internet, cái ánh sáng văn hóa sẽ về tới từng buôn sóc; cái công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thương mại, khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí… sẽ làm đổi thay bộ mặt Tây Nguyên; rồi cái GDP địa phương sẽ tăng đáng kể, cái ngân sách của tỉnh sẽ được đầy thêm, tạo luồng sinh khí mới phấn chấn trong cán bộ; rồi sự chênh lệch về cơ hội cho thế hệ trẻ giữa miền núi và đồng bằng sẽ được san lấp… Ôi, càng vẽ ra càng thấy nghẹn hết cả họng vì sung sướng thay cho đồng bào mình!

Và trên hết, tầm quan trọng đặc biệt của chủ trương này là nó cho thấy tính nhân bản, tính ưu việt của chế độ ta là điều không cần bàn cãi.

Hiện nay, BT đang được thảo luận sôi nổi tại Nghị trường Kỳ họp thứ năm của Quốc hội khoá XII, và tuy quy mô của dự án chưa lớn tới mức phải cần Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết, tuy nhiên trên tinh thần dân chủ và cầu thị vốn có, Đảng vẫn chỉ đạo Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chức năng gửi báo cáo tới các đại biểu giải trình về 3 vấn đề: hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài, môi trường, quốc phòng - an ninh; cộng với một vấn đề nho nhỏ nữa là lao động nước ngoài do nhà thầu Trung Quốc mang vào. Từ báo cáo đó, các đại biểu sẽ đưa ra các khuyến nghị để giúp việc triển khai Dự án một cách hiệu quả nhất.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, mới đây Bộ Công Thương đã gửi tới Quốc hội báo cáo giải trình, và văn bản này đã làm sáng tỏ một số vấn đề mà các vị Đại biểu quốc hội và cử tri cả nước còn nghi ngại, trong đó nổi cộm hai vấn đề Môi trường và an ninh - quốc phòng, do có yếu tố nhà thầu Trung Quốc trên một địa bàn trọng yếu.

Mới đây Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã gửi thư đến lãnh đạo Đảng và Nhà nước để lưu ý về vấn đề quốc phòng. Thay mặt giới lãnh đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trân trọng tiếp thu những ý kiến của Đại tướng và hứa sẽ nghiên cứu thật kỹ. Có thể quá trình nghiên cứu sẽ diễn ra trong quãng thời gian từ một đến ba năm, nhằm thể hiện thái độ đặc biệt quan tâm đối với những ý kiến vô cùng quý báu của bậc trưởng thượng khai quốc công thần.

Với lời thề nguyện của “tinh thần bốn tốt” và “phương châm mười sáu chữ vàng” đã được lãnh đạo hai nước Việt - Trung cam kết, cùng với truyền thống hữu nghị hợp tác bấy lâu, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng vào việc các công ty Trung Quốc sẽ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về pháp luật của Việt Nam; qua đó, quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược và toàn diện giữa hai nước sẽ được đẩy lên thêm nhiều tầm cao mới.

Trở lại vấn đề môi trường. Mới đây khi đăng đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã khẳng định: Sẽ cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để làm sao các dự án khai thác bauxite Nhân Cơ, Tân Rai sẽ là những mô hình thực hiện tốt về môi trường, để sau này tổng kết, đánh giá nhân rộng.

Như vậy có thể thấy, hai vấn đề quan trọng nhất là môi trường và an ninh có thể dàn xếp ổn thoả. Quan ngại cuối cùng là chúng ta chưa hề có kinh nghiệm trong việc khai thác và chế biến quặng nhôm, từ đó dẫn đến việc hiệu quả kinh tế của Dự án sẽ không được như tính toán. Đáng tiếc là vấn đề nho nhỏ này lại khiến cho một bộ phận xã hội thiếu hiểu biết về chuyên môn trầm trọng hoá vấn đề, từ đó tưởng tưởng ra một kết quả thất bại cho một chủ trương lớn đã được tính toán kỹ.

Từ thất bại kết trái những thành công

Hiện dư luận xã hội cứ kêu ầm lên rằng chúng ta chưa hề có kinh nghiệm với món khai thác bô-xít, do vậy hãy cứ để dành đấy cho con cháu; rằng đừng mang vận mệnh đất nước ra làm thử. Nhưng xin hỏi nếu hôm nay chúng ta không bắt tay vào làm thì lấy đâu ra kinh nghiệm để lại cho lớp con cháu chúng ta?

Kinh nghiệm - như ai nói - là những điều nghiệm lại mà… kinh, cũng bởi đó là kết tinh xương máu của những thất bại. Và chúng ta cũng đều biết rằng: thất bại lại chính là mẹ của thành công.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng ta đã trải qua vô số những thất bại (trong chính sách và hành động): từ “trí, phú, địa, hào đào tận gốc…”, Cải cách Ruộng đất, Nhân văn - Giai Phẩm, Cải tạo Thương nghiệp, đánh tư sản, “phản” Trung Quốc, rồi đến thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp; và gần đây là sai lầm trong việc chọn địa điểm và xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đó đều là những sai lầm, thất bại từ nghiêm trọng đến cực kỳ nghiêm trọng, thậm chí phải trả bằng xương máu của không ít đồng bào mình. Nhưng thật lạ kỳ là cứ sau những cú ngã trời giáng đó, Đảng ta như lột xác về tinh thần và trí tuệ để đưa dân tộc ta đi hết từ đỉnh cao này đến đỉnh cao khác. Để hôm nay chúng ta có thể đàng hoàng mà thét lên rằng: Nhân loại ơi, chúng tôi đã hoá rồng hoá cọp!

Quay trở lại với vấn đề bô-xít, dư luận lại một lần nữa cho rằng Đảng ta sẽ viết tiếp một chương thất bại mới, với muôn vàn dẫn chứng được đưa ra; rằng vận mệnh đất nước nguy lắm rồi, v.v. Trước tình hình đó, ông Đoàn Văn Kiển (chủ tịch TKV) đã rất thẳng thắn và đầy tinh thần trách nhiệm khi đưa ra tỷ lệ thành bại của Dự án là 50:50 để nhân dân biết đường mà… tính trước.

Về phần mình, sau khi có tham khảo ý kiến của chuyên gia thể thao Buồn Tiến Dũng, tôi rất phấn khởi khi được biết rằng ngoài hai “cửa” thành-bại như ý kiến của ông Kiển, chúng ta còn một “cửa” nữa là… về tiền, tức là hoà: không thành, không bại (chỉ mất thời gian bàn tán). Đây là điều vô cùng có ý nghĩa bởi khi nhìn vào “độ” hoà-được-thua của chuyên gia Dũng, ta sẽ thấy phần rủi ro giảm đi rất nhiều nếu so với “độ” 50:50 (chỉ có thắng hoặc thua) của ông Kiển. Tôi nghĩ Chính phủ nên nghiên cứu ý kiến của chuyên gia Dũng và thông báo để nhân dân yên tâm, qua đó thu hút thêm nguồn lực của toàn dân thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ, nhằm đẩy nhanh tiến độ của Dự án.

Xin bàn tiếp chuyện thành/bại: Kể cả khi Đại dự án BT thất bại vì không có kinh nghiệm khai thác, không có hiểu biết thấu đáo về chuyên môn… thì thất bại đó lại là tiền đề để cho một thắng lợi mới nảy sinh, như đã phân tích ở phần “kinh nghiệm” trước đây.

Như vậy có thể thấy là làm bô-xít kiểu gì cũng thắng.

“Đồng thuận” - nền tảng của ổn định và phát triển

Thưa quý vị,

Chủ trương khai thác bô-xít có lợi là thế, đúng đắn là thế, tuy nhiên rất tiếc lại có một bộ phận giới trí thức không thấu suốt vấn đề, không thấu suốt sự thông tuệ của Đảng. Từ đó đã dẫn họ đến những suy nghĩ và việc làm không có lợi cho sự ổn định chính trị của xã hội như: tự tiện gửi bản Kiến nghị tới lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ mà không tham khảo (hay xin) ý kiến của Trung ương Mặt trận Tổ quốc; rồi trước và trong thời gian Kỳ họp thứ năm của Quốc hội, họ đã gửi 3 bức Thư ngỏ đến các đại biểu Quốc hội.

Nội dung của các Kiến nghị và Thư ngỏ của họ có nội dung xuyên suốt là yêu cầu Dự án bô-xít phải chính thức dừng ngay lại, và phải được đưa ra để Quốc hội xem xét và quyết định; Rồi lại còn đòi kỷ luật ông này, cách chức ông kia.

Song song với đó, họ còn lập ra một trang web mà họ cho rằng để giám sát dự án bô-xít có quy hoạch quá cẩu thả, hiệu quả kinh tế bằng âm, tàn phá môi trường hay phiêu lưu với vận mệnh của dân tộc…

Những việc làm của họ thật là quá quắt, vì nó đã tổn hại nghiêm trọng đến nguyên tắc “trên bảo dưới nghe” của chế độ ta được duy trì hàng nửa thế kỷ nay. Rồi tạo ra một tiền lệ “bất tuân thượng lệnh” nguy hiểm, đe doạ đến tính nguyên vẹn trong các chủ trương của Đảng.

Những hành động của họ đã vô cùng gây bức xúc tới bộ phận dư luận ưu tú của đất nước, đến độ một sinh vật hết sức hiền lành là con Kỳ Nhông cũng phải thốt lên: “… số phần tử muốn chống phá công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta, đã mưu toan lợi dụng, tung những tin đồn thất thiệt, gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc hòng ‘diễn biến hoà bình’ để phá vỡ sự ổn định của chúng ta”; “đưa một chuyện riêng về kinh tế thành ‘nguy cơ’ về chính trị, an ninh”.

Nó (con Kỳ Nhông) nghiêm khắc cảnh báo tiếp: “Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua việc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc, chống phá”.

Cùng quan điểm này, một sinh vật khác cùng họ Kỳ Nhông nhưng có tên khác là Kỳ Quan củng cố lập luận của loài mình bằng tuyên bố cho rằng giới trí thức “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện, trầm trọng hóa tình hình thực tế và bị các tổ chức phản động lợi dụng”; “cố tình xuyên tạc sự thật, mang tính kích động làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa Đảng và Nhân dân hai nước Việt - Trung”.

Còn đại diện cho lương tri loài người, nhà báo Xuân Quáng bày tỏ sự phẫn nộ trên báo Si Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và nhân dân - như sau: “Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ”.

Đáng tiếc rằng những tiếng nói của cả người và vật đã không thức tỉnh được đến nhóm trí thức phản đối. Ngược lại họ còn quyết tâm đi đến cùng với công việc của mình.

Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi trang web mà họ lập ra hiện đã thu hút được đông người truy cập, và số người đồng ý ký tên vào bản Kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước của họ đã lên đến con số hàng nghìn với đủ các thành phần trong và ngoài nước: giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, công nhân và tôn giáo; Cùng với đó, các bài vở đưa lên theo quan điểm của họ càng ngày càng trở nên khó nghe.

Từ trang web này, trào lưu “xét lại” bắt đầu lan ra trong dư luận xã hội, đáng tiếc là có cả dư luận của Đảng viên, cán bộ công chức nhà nước, giới quân nhân và một số cơ quan báo chí. Tất nhiên các thế lực thù địch nhiều như quân Nguyên, nhìn đâu cũng thấy, đã không bỏ lỡ cơ hội thừa cơ chống phá thành quả cách mạng. Tất cả đều kêu ầm lên rằng việc khai thác bô-xít là bất hợp pháp, hại nước hại dân; rằng Chính phủ đã tiền trảm hậu tấu, rằng lao động Trung Quốc đã tràn ngập Tây Nguyên, ngang nhiên ăn chơi nhảy múa, vào bản tán gái không thể quản lý được, vân vân và vân vân.

Không hiểu sao những thông tin chưa được Bộ TT-TT chứng nhận chất lượng này lại có tác động đến một số đại biểu Quốc hội, khiến họ mất cả tỉnh táo mà quên mất nhiệm vụ chính của một dân biểu là phải nói “yes, yes!”. Từ đó đăng đàn Quốc hội nói những lời rất thiếu tính xây dựng.

Thế là từ đây một chủ trương thấm đẫm tính nhân văn và đầy tinh thần trách nhiệm lẽ ra phải được phi bon bon nước kiệu thì lại trở thành vấn đề nghiêm trọng. Trong khi như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Cứng Họng đã nói không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Và nữa, cũng theo Chủ tịch, Dự án bô-xít mới hoàn toàn trên giấy, “vẫn chưa đâu vào đâu”. Còn theo Đại biểu Võ Văn Đủ, Giám đốc Công an Đăk Nông nói với Tuanvietnam.net thì “không hề có bất kỳ lao động Trung Quốc nào, cho rà soát rồi nhưng không có”; “Người dân tại chỗ không hề thắc mắc, mà tại sao cử tri các nơi cứ thắc mắc”. Thật vô lý hết mức!

Thưa quý vị,

Kết luận mới đây của Bộ Chính trị tại thông báo số 245 - TB/TW về vấn đề quy hoạch bô-xít đã thể hiện tinh thần cầu khấn, lắng nghe của Đảng khi tiếp thu các ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thế nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng đừng… Và nếu chẳng may số trí thức trên đây bỗng nhiên nhớ ra (hay bỗng nhiên… liều lĩnh hơn) mà đổi tên bản Kiến nghị thành Yêu sách - theo cách Kụ Hồ đã làm cách đây 90 năm; và không chỉ đòi dừng Dự án, họ còn đòi Ban Chấp hành TW họp hội nghị bất thường để ra Nghị quyết cách chức đồng chí Tổng Bí thư tôn kính - cha đẻ của Đại chủ trương mà những ý kiến (không tiến bộ) cho rằng “bất hợp pháp”, “lách luật” - thì không hiểu lúc đó dư luận xã hội sẽ đi tới đâu, khi mà chúng ta đều biết BT còn mang sứ mệnh của một bản cam kết quốc tế thiêng liêng, chỉ có một cửa duy nhất là tiến lên phía trước. [Xin mở ngoặc chỗ này: đây chỉ là dự phòng, chúng ta không nên quá lo lắng bởi nếu họ làm thế thật thì cũng bố ai trong nước dám ký.]

Trước sự phức tạp của vấn đề, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau đây để tạo ra một sự đồng thuận, nhất trí ở tất cả các cơ quan ban ngành, các tầng lớp xã hội đối với vấn đề bô-xít. Bởi chỉ có đồng thuận mới tạo ra được sự ổn định để tạo đà cho phát triển.

Một, đối với các cơ quan báo chí có biểu hiện dao động: cần cài cắm vào lãnh đạo Ban biên tập những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng; hoặc loại bỏ những đồng chí có biểu hiện lệch lạc, chủ quan, mất cảnh giác. Việc này đã làm rất tốt ở báo Đại Đoàn kếtDu lịch, cần phải được nhân rộng và phát huy.

Hai, đối với ưu tư của lực lượng quân đội và công an: cứ nắm lấy lãnh đạo cao cấp từ trung ương đến địa phương là ổn. Nên động viên và quan tâm nhiều hơn đến cống hiến của Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng.

Ba, với giới công chức nhà nước: vỗ về bằng cách tăng lương cơ bản; nâng chức, nâng bậc lương, nâng ngạch hoặc cho đi đào tạo nâng cao (trong và ngoài nước) cho đối tượng cán bộ.

Bốn, cần đặc biệt quan tâm đến diễn biến tâm lý của tầng lớp thanh niên, sinh viên và nhóm hưu trí cao tuổi (nhất là giới cựu binh), vì thanh niên là những tên không biết sợ; còn nhóm hưu trí cao tuổi là những người không còn gì để mất. Xin kiến nghị thêm: phải động viên lớp thanh niên bằng cách để cho các tụ điểm ăn chơi nhảy múa, hát hò, phê lắc, chat-game… được mở thâu đêm suốt sáng, chứ đưa ra quy định giới hạn từ 12 đến 1 giờ đêm là rất nguy hiểm: chúng ở nhà sẽ chẳng biết làm gì, kiểu gì cũng mò vào trang web bô-xít. Xin bổ sung thêm: công nhân và nông dân không đáng lo lắm vì họ còn đang làm lấm lưỡi chẳng đủ sống, thời gian đâu mà lo việc khác.

Năm, đối với nhóm trí thức khởi thảo Kiến nghị và lập trang web bô-xít, cùng những Đại biểu Quốc hội có biểu hiện trái lề: Cần phải cử những chuyên viên cao cấp của Tổng cục An ninh hoặc Tổng cục 2 (BQP) thường xuyên đến nhà làm công tác tư tưởng cho họ và người thân; Với giới văn nghệ sĩ thì có thể cử chuyên viên cấp thấp hơn, hoặc nắm chắc ban Ban kỷ luật hoặc Thường vụ Hội Nhà văn, hay Liên hiệp Toàn quốc các Hội VH&NT. Chắc nữa thì quản chặt các Sở, Bộ Tài chính.

Sáu, đối với các trang mạng, diễn đàn gây xôn xao dư luận: phải cài cắm người của ta vào giả làm thành viên hoặc người có quan điểm độc lập, viết bài “phản biện của phản biện”, dùng thông tin khống chế thông tin.

Bảy, công tác thông tin: 1/ phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận; hướng người dân thấu hiểu (tận gốc) quan hệ nồng ấm, hữu nghị của hai nước Việt - Trung. Vẽ ra thật nhiều viễn cảnh huy hoàng của Dự án bô-xít. Đặc biệt cần kết hợp cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Nông Đức Mạnh” với các cuộc vận động “Xẻ rừng hay, phá hồ giỏi”, hay cuộc thi “Ai nhanh tay vét bô-xít bằng tay em”. 2/ Truyền hình Việt Nam lập thêm 4 hay năm kênh phát ra nước ngoài (hiện mới chỉ có VTV4) để kiều bào mình (giới làm báo, trí thức, khoa học hay ca sĩ Chế Linh ) quán triệt sâu sắc hơn chủ trương bô-xít, tránh những hành động ký tên hàng loạt như hiện nay. 3/ Ban Nối giáo TW phải chỉ đạo Giáo hội Phật giáo yêu cầu các Đại đức, Thượng toạ, Hoà thượng lồng nội dung khai thác bô-xít vào các bài thuyết pháp, giảng kinh tới đông đảo Phật tử, tăng ni. (Việc này nên để Thượng toạ Thích Chân Quang ở Vũng Tàu chủ trì.)

Tám, các cơ quan an ninh mạng phải luôn nâng cao tinh thần tuần tra, mật phục, truy tầm IP, thư điện tử, thông tin cá nhân của những cá nhân ký tên vào Kiến nghị Bô-xít; phải làm mọi cách vô hiệu hoá ngay lập tức, vô điều kiện đối với trang Boxitevietnam.info. Cùng với đó là việc phát động phong trào “Toàn dân tố giác người ký tên vào Kiến nghị bô-xít”, có trao thưởng hàng tuần.

Chín, cần gấp rút soạn thảo quy định: những ai muốn được tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hay các hội nghề nghiệp; đối tượng xét kết nạp Đảng hay sinh viên chuẩn bị nhập học (sau khi đã trúng tuyển)… đều phải ký vào cam kết ủng hộ chủ trương khai thác BT.

Mười, về công tác tư tưởng vào bảo vệ chính trị nội bộ: Cán bộ, người đứng đầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền (nhất là khối nội chính) từ trung ương đến địa phương phải thường xuyên, quyết liệt quán triệt chủ trương bô-xít trong các lần sinh hoạt Đảng bộ, chi bộ. Đặc biệt theo dõi diễn biến tâm lý của cán bộ cấp dưới mình, nhân viên của mình. Kiên quyết thải loại những người có biểu hiện “tự chuyển hoá”, “tự diễn biến”. Tự tạo ra thói quen theo dõi: trên giám sát dưới, dưới quan sát trên, các đơn vị theo dõi lẫn nhau. Tích cực giao ban giữa các sở, ban ngành với Cục, Phòng An ninh Tư tưởng - Văn hoá. Song song với đó, các tổ chức, cơ sở Đảng phải luôn nâng cao năng lực Bá đạo và sức giấu giếm… Dạ dạ, tôi nói nhầm! Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu… như Nghị quyết Đại hội X đã đề ra.

Nói chung tất cả các biện pháp này cần phải được làm đồng bộ, kiên quyết nhưng linh hoạt, khéo léo; lúc cương, lúc nhu, khi gậy khi cà rốt. Tuyệt đối không được làm quá tay dẫn đến việc “già néo đứt dây”, “tức nước vỡ bờ”. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm, và đã ngoạn mục vượt qua nhiều việc khó khăn tương tự như PMU18 hay PCI, không cớ gì lại để vấn đề bô-xít xảy ra bất ngờ, bị động; từ đó dẫn đến hoang mang, hoảng hốt và… tháo chạy hàng loạt.

Lời kết

Thưa quý vị,

Đúng như một vị sĩ phu Bắc Hà, đồng thời cũng là Đại biểu Quốc hội đã nói: “Bô-xít Tây Nguyên, không nên bàn đến việc làm hay không làm, mà vấn đề là làm thế nào cho có hiệu quả nhất“. Còn lãnh đạo hai tỉnh Đăk Nông và Lâm Đồng khẳng định bà con địa phương hoàn toàn nhất trí, lãnh đạo rất phấn khởi, mong được cả nước ủng hộ bởi đồng bào miền xuôi mình đã được hưởng bao điều thần kỳ từ những tư duy vụt sáng của Đảng, nay lẽ nào lại để bà con mình trên Tây Nguyên loanh quanh với “trồng cây gì, nuôi con gì” mãi sao.

Như vậy có thể thấy tính minh triết của chủ trương khai thác BT là… không còn cách nào để phủ nhận. Bởi vậy, nhiệm vụ lúc này của toàn Đảng, toàn dân là làm thế nào để chủ trương lớn này được triển khai nhanh chóng hơn nữa. Có như thế hồn ma của hàng nghìn những hécta rừng xanh mướt, những bạt ngàn bazan đất đỏ, hồ trong nước xanh, nương cà phê, đồi chè… mới thôi than khóc dưới mồ rằng sao chúng tôi sắp “sang cát” rồi mà trên đó các người vẫn còn bàn sai tính đúng. Cảnh tượng thật khiến trời và người không thể cầm nước mắt khi nhìn vào tiến độ chậm chễ của Dự án (mà gọi đúng phải là Thành án -TalaCu)

Để làm được như vậy, đòi hỏi sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, sự tham gia hiến kế của các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức. Và tất nhiên những người trẻ tuổi là đoàn viên (Phật tử), thanh niên, sinh viên như chúng tôi sẽ luôn là những người lính xung kích trên mặt trận tư tưởng để bảo vệ cho sự toàn vẹn đến cùng của Đại chủ trương.

Qua đây, tôi xin cảm ơn các cơ quan báo Si Dân, báo Thanh Niên, Ban Thời sự - Đài THVN (VTV)… đã thông tin kịp thời, trung thực, khách quan để mọi người dân đều nắm bắt được đầy đủ các diễn biến xung quanh vấn đề bô-xít.

Xin cảm ơn quý vị quan khách, đại biểu đã lắng nghe những lời tâm huyết từ đáy lòng của tôi - với tư cách là người đoạt giải; và xin thứ lỗi cho sự dài dòng (nếu có) của nhiệt huyết tuổi trẻ.

Chào đất nước thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, Hội nhập và Phát triển. Chào mừng Tây Nguyên thắng lợi!

Xin trân trọng cảm ơn.

Nam mô Adiđà Phật!

Thích Quán Triệt

……….

Vài nét về tác giả đoạt giải:

Hoạ sĩ trẻ Thích Quán Triệt là một Phật tử xuất gia. Anh hiện theo học đồng thời tại 2 trường: Đại học Mỹ thuật và Học viện Phật giáo.

Đam mê lớn nhất của anh: Hội hoạ; nghiền ngẫm Phật pháp; nghiên cứu, quán triệt các tư tưởng, lý luận, nghị quyết của Đảng và quyên tiền từ thiện.

Ngoài tài vẽ tranh, anh còn có nhiều khả năng khác như xem tử vi, bốc bát hương và dâng sao giải hạn.

Thần tượng của anh: Đại biểu Quốc hội, Hoà thượng Thích Thanh Danh.

© Gia Cát Dự

© 2009 talawas blog


Share/Save/Bookmark

Thư ngỏ: Mời tham gia dự án Tri Thức Mở

Nguồn : Tri Thức Mở

Liverpool, ngày 28 tháng 5 năm 2009

Thân gửi tất cả những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục Việt Nam

Thưa các anh chị,

Với quan niệm “tri thức là sức mạnh” và nâng cao chất lượng giáo dục, khai phá tiềm năng sáng tạo của con người là con đường vững chắc nhất, quan trọng nhất để phát triển đất nước, ngày 15 tháng 5 năm 2009, nhóm Tri Thức Mở chúng tôi với tôn chỉ: Tri thức hiện đại, đa chiều và miễn phí cho tất cả mọi người” đã được thành lập để biên dịch và phổ biến các khóa học của các trường Đại học hàng đầu thế giới như Massachusetts Institute of Technology (MIT), Oxford, v.v...

Mục đích của việc này là:

  1. Góp phần hoàn thiện hệ thống thuật ngữ, khái niệm khoa học tiếng Việt - nhất là với các ngành khoa học mới - và khung tư duy khoa học cho cộng đồng.
  2. Tạo mẫu so sánh, đối chiếu chương trình giảng dạy bậc Đại học của Việt Nam với chương trình của các trường Đại học hàng đầu thế giới.
  3. Sử dụng làm tài liệu học tập, tham khảo miễn phí cho sinh viên, giảng viên hay bất cứ ai có nhu cầu.

Việc biên dịch và hiệu đính các khóa học này được tiến hành hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các thành viên. Cho đến nay, đã có tám phân nhóm ở các thành phố, các nước khác nhau tham gia. Tuy nhiên, đây là dự án lớn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức: riêng MIT có hơn 1900 khóa học, nếu mỗi khóa được biên dịch trong ba tháng thì một người phải mất 500 năm mới hoàn thành, nhưng nếu 500 người cùng tham gia thì chỉ mất một năm. Chính vì vậy, chúng tôi kêu gọi các anh chị - những người nặng lòng với sự nghiệp giáo dục của đất nước - chung tay góp sức tham gia cùng chúng tôi.

Chúng tôi tin rằng, sự ủng hộ của các anh chị sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam phát triển.

Mong sớm nhận được sự cộng tác của các anh chị!

Trân trọng,

Nhóm Tri Thức Mở

T.B: Thông tin về nhóm Tri Thức Mở xin xem tại blog của nhóm: http://trithucmo.blogspot.com/ hoặc nhóm Tri Thức Mở trên facebook. Chi tiết xin liên hệ: trithucmo.vietnam@gmail.com . Xin vui lòng phổ biến Thư ngỏ này giúp chúng tôi bằng cách gửi cho bạn bè, đăng lên trang web, blog, diễn đàn, v.v. Xin cám ơn!


Share/Save/Bookmark

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2009

Tìm hiểu phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (Phần I)

Nguồn : RFI
Thụy Khuê

Bài đăng ngày 12/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 12/05/2009 14:27 TU

Bìa hai số tạp chí Giai Phẩm có đăng bài viết của các cột trụ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Bìa hai số tạp chí Giai Phẩm có đăng bài viết của các cột trụ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Càng đi sâu vào vấn đề, càng thấy rõ, những gì chúng ta góp nhặt được về những con người như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao, Phan Khôi, Thụy An, Trương Tửu... qua những văn bản do chính họ viết ra, hoặc vài ba dòng hồi ký của người này người kia, cũng chỉ là phần rất nhỏ của sự thật. Không kể những loại nhật ký, hồi ký đã bị cắt xén hoặc được sửa lại cho đúng đường lối, hoặc những di cảo trá hình, viết để tự biện hộ, để đổi lấy bản thông hành đi vào vĩnh cửu.

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc có tầm vóc lớn lao, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt tháng 6 năm 1958.

Hai nguồn tư liệu sớm nhất về Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) là Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (THĐNTĐB) của Hoàng Văn Chí do Mặt Trận Tự Do Văn Hoá in ở Sài Gòn năm 1959, và Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (BNVGPTTADL) do nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội in năm 1959. Ngoài hai tập tư liệu này còn có những tập tư liệu khác, ra đời hơn 30 năm sau.

Nhà nghiên cứu Pháp Georges Boudarel và công trình "Trăm Hoa Đua Nở Trong Đêm Việt Nam"

Nhà nghiên cứu Pháp Georges Boudarel và công trình "Trăm Hoa Đua Nở Trong Đêm Việt Nam"

Trước hết là cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" (Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) của Georges Boudarel. Georges Boudarel, nay đã qua đời, là nhà giáo, đảng viên cộng sản Pháp, 1947 sang Việt Nam với mục đích tranh đấu chống chính quyền thuộc địa. Sau hai năm dạy học tại Sài Gòn, Boudarel theo Việt Minh, đặc trách nhiệm vụ "cải tạo" tù nhân Pháp ở trại 113. Năm 1966, vì không còn đồng ý với chính quyền Hà Nội, ông trở về Pháp. Trong thời gian ở Việt Nam, ông đã gặp gỡ nhiều nhà văn nhà thơ, trong đó có những thành viên NVGP và Boudarel đã mang được về Pháp những tờ Nhân Văn, Giai Phẩm, và một số báo xuất bản ở Hà Nội trong thời kỳ này.

Cuối 1987 đầu 1988, trong bối cảnh "cởi trói văn nghệ" của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Georges Boudarel đã viết loạt bài tựa đề Dissidences intellectuelles au Viêt-Nam L'affaire Nhan Van-Giai Pham (Trí thức phản kháng tại Việt Nam, vụ Nhân Văn Giai Phẩm), in trên hai tập san Sudestasie (số 50 tháng 1/1988) và Politique Aujourd'hui en Europe (phụ bản tháng giêng năm 1989), sau tập hợp và đào sâu thành cuốn "Cent fleurs écloses dans la nuit du Vietnam" (Trăm hoa đua nở trong đêm Việt Nam) do Jacques Bertoin in năm 1991 tại Paris.

Ngoại trừ việc Boudarel (cũng như Hoàng Văn Chí) đều cho rằng phong trào NVGP bắt nguồn từ Trăm hoa đua nở bên Trung Quốc, là sai, và Lê Đạt, Hoàng Cầm đã đính chính trong những buổi trả lời phỏng vấn trên RFI, cuốn sách của Georges Boudarel là tập tư liệu có giá trị bằng tiếng Pháp viết về NVGP, nhờ đó mà bi kịch NVGP đến được với người đọc tiếng Pháp.

Từ những năm 90 trở đi, một loạt những tài liệu mới về NVGP xuất hiện rải rác trong và ngoài nước, dưới dạng tự thuật, bút ký, sáng tác... của những thành viên đã tham gia phong trào như Phùng Quán, Phùng Cung, Hữu Loan, Hoàng Cầm...

Trong số đó có hai tài liệu quan trọng là tập hồi ký viết bằng tiếng Pháp Un Excommunié (Kẻ bị khai trừ, nxb Quê Mẹ, Paris, 1992) của Nguyễn Mạnh Tường với tiểu tựa: Hanoi 1954-1991: Procès d’un intellectuel (Hà Nội 1954-1991: Kết án một nhà trí thức).

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể lại những thăng trầm trong cuộc đời ông gắn bó với lịch sử từ 10 giờ sáng ngày 10/10/1954 khi quân cách mạng tiến vào Hà Nội đến tháng 5/1991, thời điểm ông viết xong tập hồi ký. Sau 9 năm theo kháng chiến, Nguyễn Mạnh Tường từ chiến khu trở về trong số những trí thức được ưu đãi của chính quyền. Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm ra đời, ông tham gia và đã chịu sự trừng phạt nặng nề. Nhờ hồi ký Nguyễn Mạnh Tường mà chúng ta có thể hình dung được các giáo sư đại học cùng chí hướng với ông như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trương Tửu, đã phải trải qua những kỷ luật như thế nào, và hiểu được cuộc sống cách ly, đói khát, luôn luôn bị theo dõi của họ trong hơn ba mươi năm sa mạc.

Nhà thơ Trần Dần và trang bìa tạp nhật ký ông xuất bản năm 2001

Nhà thơ Trần Dần và trang bìa tạp nhật ký ông xuất bản năm 2001

Cuốn nhật ký Trần Dần ghi (Văn Nghệ, California, 2001), trích những ghi chép hàng ngày của Trần Dần, đặc biệt trong hai thời kỳ: Cải cách ruộng đất và sau Nhân Văn Giai Phẩm.

Nếu hồi ký Nguyễn Mạnh Tường là bản chúc thư (viết năm 1991, ở tuổi 82) gửi gấm cho thế hệ mai sau về sự đối đầu của một trí thức trước áp lực cách mạng, thì nhật ký Trần Dần, ghi lại những suy nghĩ và sinh hoạt hàng ngày của một nhà thơ đã chịu nhận mọi tội để mong được tha thứ, muốn được trở lại sống bình thường như mọi người, nhưng vô hiệu.

Hoàng Văn Chí và Trăm hoa đua nở trên đất Bắc

Hoàng Văn Chí, tức Mạc Định, soạn giả Trăm hoa đua nở trên đất Bắc (THĐNTĐB), do Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá xuất bản tại Sài Gòn, 1959, cho biết: "Ở Hà Nội ra đi đầu năm 1955, tôi đã hẹn với các bạn ở lại là hễ có dịp sẽ nói lên tiếng nói của họ", "Tôi làm việc một mình", "Tôi liên lạc được với một ủy viên trong Ủy ban kiểm soát đình chiến. Họ đi Hà Nội như đi chợ. Mỗi tuần họ cắp về Sài Gòn cho tôi tất cả báo chí xuất bản ở Hà Nội", " Tôi làm việc trong hai năm 56-58". "Bộ Thông tin và nói chung, chính quyền Sài Gòn không hề giúp. Lý Trung Dung đến chào Bộ Thông tin, yêu cầu mua cho một số, nhưng chẳng mua một cuốn nào". "Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá ở Việt Nam là một chi nhánh của một tổ chức quốc tế, tên là Congress for Cultural Freedom, trụ sở trung ương ở 104 boulevard Haussmann, Paris. Bác sĩ Lý Trung Dung làm chủ tịch. Tội nghiệp, chỉ vì làm chủ tịch Mặt Trận Bảo Vệ Tự Do Văn Hoá mà phải đi cải tạo đến nay (1986) chưa được thả". "Trước khi đưa in, Lý Trung Dung nghe nói có người gần ông Diệm ngờ rằng tôi soạn cuốn Trăm hoa đua nở là có ý xúi dục trí thức miền Nam bắt chước trí thức miền Bắc nổi lên chống lại chế độ. Vì vậy nên Lý Trung Dung bàn với tôi nên để bút hiệu Mạc Định là soạn giả. Chỉ ký tên Hoàng Văn Chí vào bài Tựa" (Trích Phỏng vấn cụ Hoàng Văn Chí, Từ Nguyên thực hiện, bán nguyệt san Tự Do số 50, ngày 16/11/1986, phát hành tại Bỉ).

Hình bìa tập biên khảo "Trăm hoa đua nở trên đất Bắc" và chân dung tác giả Hoàng Văn Chí(Nguồn : Wikipedia)

Hình bìa tập biên khảo "Trăm hoa đua nở trên đất Bắc" và chân dung tác giả Hoàng Văn Chí
(Nguồn : Wikipedia)

Hoàng Văn Chí đã nói rõ lý do và điều kiện ra đời của tập Trăm hoa đua nở trên đất Bắc. Nhưng tại sao ông lại đặc biệt lưu ý đến phong trào NVGP? Ai là những người "ở lại" mà ông đã hứa sẽ nói lên tiếng nói của họ ? Nếu tìm sâu hơn về liên hệ gia đình giữa Hoàng Văn Chí và Phan Khôi, có thể chúng ta thấy câu trả lời :

Sở Cuồng Lê Dư có ba người con gái - vì bà Lê Dư là em ruột Phan Khôi, cho nên ba cô này là cháu Phan Khôi - cô đầu gả cho Vũ Ngọc Phan, cô thứ nhì lấy Hoàng Văn Chí và cô út là vợ Tướng Nguyễn Sơn. Riêng nữ sĩ Hằng Phương, vợ nhà phê bình Vũ Ngọc Phan, sau này viết bài đả kích thậm tệ Nhân Văn Giai Phẩm. Rất có thể vì thế, mà người em ruột Hằng Phương, tức bà Hoàng Văn Chí, đã là một trong những động cơ thúc đẩy Hoàng Văn Chí thu thập tài liệu và viết về Nhân Văn Giai Phẩm.

Tác phẩm của Hoàng Văn Chí, cho đến nay vẫn là tác phẩm hoàn chỉnh nhất về phong trào NVGP. Trừ ba người : Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu và Lê Đạt bị loại ra (có thể Hoàng Văn Chí không thích hay không tin họ vì Nguyễn Hữu Đang đã từng là người tin cẩn của Hồ Chí Minh, Lê Đạt là bí thư của Trường Chinh và Trương Tửu là nhà phê bình lý luận Mác-Xít). Phần lớn những thành viên khác đều có mặt, với một tiểu sử khá đầy đủ, với những chi tiết đáng quý và những bài viết tiêu biểu của họ trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, đặc biệt tiểu sử Phan Khôi và Văn Cao, với những chi tiết mà hiện nay không tìm thấy ở đâu. Một phần vì Hoàng Văn Chí có liên hệ gia đình với Phan Khôi, nên một số dữ kiện chỉ ông biết, mà không tìm thấy ở những tư liệu khác. Những chi tiết ấy có thể một số người ở trong nước biết nhưng không dám viết ra. Sau này, không thiếu những cuốn sách viết về Văn Cao, Phan Khôi, nhưng thường lại tô hồng, tiểu thuyết hoá, hoặc cắt xén vo tròn, khó tìm thấy sự thật.

Nhưng tác phẩm của Hoàng Văn Chí cũng có một số nhược điểm:

- Soạn giả không phải là người trong cuộc, và đã rời miền Bắc từ đầu năm 1955, cho nên khi thuật lại một số sự việc đôi khi có những chi tiết ông nhớ sai, những sai sót này, ngày nay, chúng ta có thể điều chỉnh lại được.

- Hoàng Văn Chí là người chống Cộng và ông để lộ lập trường khá rõ trong tác phẩm có tính cách biên khảo này. Vì vậy, ông chỉ nhắc sơ qua, hoặc không nhắc đến những bài quan trọng của Nguyễn Hữu Đang, Trương Tửu và Lê Đạt (vì những lý do đã nêu trên).

- Ngoài ra, ông cũng cắt xén những đoạn mà các tác giả trong NVGP lên án "tội ác Mỹ Diệm", hoặc ca tụng Đảng. Đặc biệt với bài Nhất định thắng của Trần Dần, ông đã lược bỏ những câu, những đoạn sắt máu, có tính cách khẩu hiệu, tuyên truyền, khiến cho tác phẩm hay hơn, nhân bản hơn, được độc giả miền Nam chấp nhận, nhưng đã làm lệch ý của Trần Dần trong thời điểm 1955-56. Bản in lại trong tập Trần Dần thơ (nxb Đà Nẵng, 2008) cũng là bản Hoàng Văn Chí.

Ngày nay, chúng ta có thể phân tích rõ ràng tư tưởng của mỗi thành viên, qua các văn bản mà họ để lại trên các báo Nhân Văn và Giai Phẩm. Một mặt khác, qua nhân chứng của các thành viên, chúng ta có thể tái tạo lại diễn biến của phong trào: ai làm gì, ai giữ trọng trách gì. Đối chiếu những nhân chứng này với lời buộc tội của những ngòi bút chính thống được chỉ định đánh họ, in lại trong cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận (1959) và một số bài in trên các báo chính thức trong thời kỳ này, mà Lại Nguyên Ân đã sưu tầm và công bố, chúng ta có thể nhìn ra nhiều khía cạnh của sự thật hơn.

Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận

Tập tài liệu tựa đề Bọn Nhân Văn Giai Phẩm trước toà án dư luận do Nxb Sự Thật (nay là Nxb Chính Trị Quốc Gia), in tháng 6, năm 1959, tại Hà Nội, là tài liệu đầu tiên, tập hợp những trích dẫn bài viết hoặc diễn văn tố cáo, lên án, buộc tội NVGP. Trong phần cuối cuốn sách, có một chương nhỏ, trích "những lời thú tội" của các thành viên NVGP, còn hầu như toàn thể dành cho phía công tố "phát hiện tội", với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã, khó thể mường tượng được, từ miệng, hoặc từ ngòi bút của giới được gọi là "trí thức văn nghệ sĩ" đối với các đồng nghiệp và bạn hữu của mình đã tham gia NVGP.

Tập tư liệu dày 370 trang này -chứng tích một thời mà chữ nghiã đã đạt tới đỉnh cao của sự bồi bút- còn hữu ích về mặt lịch sử và văn học sử, nó mở ra nhiều khía cạnh của vấn đề NVGP: về tầm vóc của phong trào, về không khí đàn áp thời đó, về mức độ khốc liệt của lớp đấu tranh Thái Hà mà nhà thơ Lê Đạt đã mô tả tường tận trong các bài phỏng vấn trên RFI. Đồng thời nó cũng gián tiếp trả lời những lập luận gần đây, cố tình hạ thấp hoặc thu gọn tầm vóc của phong trào NVGP thành một cuộc "đánh đấm nội bộ", tranh giành thế lực cá nhân, không liên hệ gì đến vấn đề tự do tư tưởng.

Những bài luận tội có tính cách hạ nhục NVGP của 83 văn nghệ sĩ và các đoàn thể, báo chí, nhân dân cũng như các vị trong ban chấp hành trung ương Đảng, với những tên tuổi như: Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Phạm Huy Thông, Trần Hữu Tước, Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Hồng Cương, Nguyễn Văn Bổng, Hoài Thanh, Hoàng Trung Thông, Hồ Đắc Di, Vũ Đức Phúc, Quang Đạm, Bàng Sĩ Nguyên, Ngụy Như Kontum, Hằng Phương, Lương Xuân Nhị v.v... phản ảnh rất rõ nhân cách của người tố. Cho nên, có thể nói, qua những "văn bản tố", các tác giả đã để lại nhân cách trí thức của mình trong ký ức dân tộc. Sau cùng nhờ cách sắp xếp thứ tự "những tên đầu sỏ" mà chúng ta biết được thứ tự "tội" nặng, "tội" nhẹ, cùng hoạt động của mỗi người.

Những buổi phỏng vấn trên RFI

Ngày 13/4/1999, trong dịp nhà thơ Lê Đạt sang Pháp lần thứ nhì, chúng tôi đề nghị ghi âm ông, mong ông soi tỏ những chỗ chưa được các tài liệu trước đề cập đến, hoặc viết sai. Buổi nói chuyện - thu thanh với chủ đích giữ lại làm tài liệu văn học sử - tuy mang tính cách cá nhân nhưng có hệ thống về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Chúng tôi đề nghị nhà thơ nói thẳng, nói thật hết và cam kết là sẽ chỉ công bố tài liệu sau khi ông qua đời, bởi lúc đó được biết, ông không định viết hồi ký.

Ngày 13/4/1999 tại Paris, nhà thơ Lê Đạt đã nói chuyện với RFI về Nhân Văn Giai Phẩm

Ngày 13/4/1999 tại Paris, nhà thơ Lê Đạt đã nói chuyện với RFI về Nhân Văn Giai Phẩm

Đầu năm 2004, sau khi thực hiện chương trình phát thanh kỷ niệm 50 năm trận Điện Biên Phủ (1954-2004) với nhà văn Hữu Mai trên đài RFI, chúng tôi dự định làm thêm một chương trình kỷ niệm 50 năm phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (nếu coi 1954 như thời điểm manh nha sự gặp gỡ giữa các văn nghệ sĩ chủ trương phong trào) nên đã cố gắng liên lạc với nhà thơ Lê Đạt qua điện thoại viễn liên Paris-Hà Nội, muốn làm một cuộc phỏng vấn ngắn gọn có tính cách thời sự, phù hợp với đề tài này, nhưng không thể thực hiện được, vì chỉ nói được vài câu là đường dây bị nhiễu.

Sau nhiều tháng phân vân, cuối cùng, với sự đồng ý của nhà thơ Lê Đạt, chúng tôi quyết định cho phát trên sóng RFI, toàn bộ buổi nói chuyện với ông đã thu thanh ngày 13/4/1999 tại Paris. Do đó mà tài liệu văn học sử này đã đến với thính giả RFI sớm hơn dự tính.

Đây là lần đầu tiên, một tư liệu trực tiếp qua lời thuật của một thành viên cột trụ trong Nhân Văn Giai Phẩm được công bố.

Bên cạnh Lê Đạt, còn có tiếng nói của hai nhân vật chủ chốt khác trong phong trào, đó là cuộc phỏng vấn ngắn nhà chính trị và văn hoá Nguyễn Hữu Đang: Nhân dịp kỷ niệm ngày 2/9/1945, chúng tôi nhờ Lê Đạt liên lạc với Nguyễn Hữu Đang, để hỏi ông về việc tổ chức ngày lễ Độc Lập. Buổi nói chuyện này thu thanh qua điện thoại nhà Lê Đạt ngày 30/8/1995 và được phát thanh trên đài RFI ngày 10/9/1995. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, chúng tôi có thể ghi âm được Nguyễn Hữu Đang. Tất cả những cố gắng về sau đều vô hiệu: chỉ nói được vài câu là đường dây bị nhiễu.

Những thính giả của RFI đã từng nghe những chương trình này, đều lưu ý thấy sự trả lời của Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm qua điện thoại viễn liên Paris-Hà Nội, không đạt mức độ tự do như các cuộc trò chuyện trực tiếp với Lê Đạt ở Paris. Nhưng cả ba chứng nhân, cũng là ba người đầu tiên đã xây dựng nên phong trào Nhân Văn Giai Phẩm cùng đồng quy ở điểm nói thẳng, nói thật. Có những câu hỏi cùng đặt cho Hoàng Cầm và Lê Đạt ở những thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, nhưng sự trả lời gần như tương tự.

Sau cùng là nhân chứng của Trần Duy. Hoạ sĩ Trần Duy đã liên lạc với chúng tôi từ nhiều năm qua, ông cho biết đã nghe những chương trình phát thanh trên đài RFI về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, có những điều ông muốn nói, dưới nhãn quan của riêng ông, nhưng cơ hội chưa thuận tiện. Tháng 6/2008, hoạ sĩ Trần Duy quyết định lên tiếng. Chúng tôi đã ghi âm ông qua điện thoại viễn liên Paris-Hà Nội, không bị trở ngại gì. Và như thế, chúng ta có thêm nhân chứng của Trần Duy, cựu thư ký toà soạn báo Nhân Văn.

Nếu trong những bài viết trên báo hoặc các chương trình phát thanh, từ 1988 đến ngày nay, còn có những thiếu sót, đôi khi sai lầm, thì, những chứng nhân quan trọng của Lê Ðạt, Hoàng Cầm, Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, đã đính chính và bổ sung. Các ông thay mặt những người đã khuất viết lại lịch sử của phong trào và lần này, không ai có thể ngăn ngừa sự thật.

Tất nhiên, mỗi người có một sự thực của riêng mình, về mỗi dữ kiện, mỗi vấn đề. Thời gian trôi qua, ký ức cũng có đôi chỗ sai biệt, nhưng những sai biệt ấy, nếu có, thường là những chi tiết không mấy quan trọng. Độc giả sẽ rút ra từ những sự thực có thể khác nhau ấy, phần tổng kết riêng của mình, về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.

Những buổi phỏng vấn các thành viên chính của phong trào NVGP, phát thanh trên trên RFI, từ năm 1995 đến 2008: Nguyễn Hữu Đang (10/9/1995), Hoàng Cầm (21/2/1998 đến 10/1/2004, 4 kỳ), Lê Đạt (từ 24/3/2004 đến 5/6/2004, 7 kỳ) và Trần Duy (26/6/2008 đến 26/7/2008, 4kỳ), đã cung cấp cho chúng ta những tư liệu trực tiếp về NVGP, do những người trong cuộc nói ra.

Phần phát biểu của nhà thơ Lê Đạt (ghi âm tại Paris ngày 13/4/1999, khi ông sang Pháp lần thứ nhì, và phát thanh từ tháng 3 đến tháng 6/ 2004 trên đài RFI), cho đến nay, là chứng từ quan trọng nhất và đầy đủ nhất về lịch sử phong trào NVGP. Lê Đạt mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội.

Những năm gần đây trang báo điện tử Talawas do Phạm Thị Hoài chủ biên, đã cho in lại và lưu trữ trên mạng Internet toàn bộ báo Nhân Văn Giai Phẩm.

Lại Nguyên Ân đang sưu tầm những bài viết trên các báo chính thức thập niên 60, liên quan đến phong trào NVGP và đưa dần lên Internet.

Những tư liệu này góp phần làm sáng tỏ thêm về NVGP, giúp các nhà nghiên cứu sau này có thể xây dựng lại toàn diện bối cảnh phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của văn nghệ sĩ trí thức, lớn lao nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.

*

Từ tháng 4/1988, khi chúng tôi viết những dòng đầu về Nhân Văn Giai Phẩm đến nay đã hơn hai mươi năm.

Chuyên luận này tưởng như hoàn tất một chương trình tìm kiếm lâu dài, nhưng thực ra nó lại là khởi điểm cho một cuộc tìm kiếm mới về những gì đã thực sự xẩy ra.

Bởi càng đi sâu vào vấn đề, càng thấy rõ những khoảng trống chưa thể lấp được, những câu hỏi chưa được trả lời về biết bao nhiêu sự kiện lịch sử khác nhau, về những con người như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao, Phan Khôi, Thụy An, Trương Tửu... và còn bao nhiêu người khác nữa. Những gì chúng ta góp nhặt được về họ, ngoài những văn bản do chính họ đã viết ra, đôi khi lượm lặt được vài ba dòng nhật ký của người này, hồi ký của người kia, cũng chỉ là một phần rất nhỏ của sự thật. Không kể những loại hồi ký đã bị cắt xén hoặc được sửa lại cho đúng đường lối, hoặc những di cảo trá hình, viết để tự biện hộ, để đổi lấy bản thông hành đi vào vĩnh cửu.

Cho nên người nghiên cứu phải vô cùng thận trọng khi tìmlựa thông tin, những gì là thật, là giả trong những tư liệu mà mình có được. Tìm tư liệu không khó trong thời buổi Internet này, nhưng sử dụng tư liệu để dựng lại sự thật là một việc khác hẳn.

Làm sao biết được về hoạt động chính trị của Lê Đạt trước khi theo Việt Minh ? Lê Đạt đã từng theo Việt Nam Quốc Dân Đảng?

Theo Văn Cao thì Phạm Duy là người đầu tiên đã dẫn ông liên lạc với Việt Minh, Phạm Duy cũng là người chứng kiến sự ra đời của bài Tiến Quân ca, là người "cướp" micro trước cửa Nhà hát lớn ngày 17/8/1945 để hát bài Tiến Quân Ca lần đầu tiên trước công chúng. Khi in lại đoạn hồi ký của Văn Cao về bài Tiến quân ca, người ta đã cắt bỏ tất cả những chi tiết nói về Phạm Duy, có chỗ thay bằng Nguyễn Đình Thi. Một mặt khác, ngay chính bản thân Lê Đạt và Phạm Duy, vì an ninh của bản thân và của gia đình, các ông đã không thể nói tất cả sự thật, càng không thể viết ra trên văn bản.

Chúng ta biết gì về hoạt động của Thụy An ? Về "mối tình đầu" của Thụy An với Võ Nguyên Giáp ? Về những bí mật giữa Thụy An và Đỗ Đình Đạo, một yếu nhân Quốc Dân Đảng ? Tại sao Thụy An quay trở lại Bắc, trong khi gia đình bà di cư vào Nam ?

Những bí mật ấy, tuy chỉ là những chi tiết, nhưng ngày nay, những người muốn biết sự thật, phải có quyền được biết, đặc biệt là những nhà nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này.

Nếu biết được những chi tiết ấy, chúng ta sẽ thấy tất cả những hoạt động đảng phái thời kháng chiến chống Pháp không đơn giản như hai với hai là bốn: theo bên này là yêu nước, theo bên kia là bán nước. Mà bất cứ cá nhân nào dù là văn nghệ sĩ, trí thức hay hoạt động chính trị cũng có thể theo hai ba con đường khác nhau, trong suốt hành trình sống của mình.

Vấn đề của người nghiên cứu là phải tìm hiểu những đầu mối đan cài vô cùng phức tạp giữa các khuynh hướng chính trị, văn hoá khác nhau giữa những đảng phái như Việt Minh, Quốc Dân Đảng, Đệ Tứ, trong mối tương giao không xé ra được.

Những người đã từng tham gia các tổ chức khác nhau ấy, đã phải chối bỏ lẫn nhau hoặc không dám nói đến toàn bộ hành trình của họ, khi theo bên này, lúc ở bên kia, trên đường tranh đấu cho độc lập, tự do, dân chủ.

Bi kịch của họ phản ánh bi kịch chung của toàn thể dân tộc.

(Hết phần I)


Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Sẽ có một kiểu... nộp học phí!

Nguồn : DCVOnline
nguoivehuu



Nín đi con... để anh Hai nộp làm học phí...

Cái đó nó hay ăn hết học phí của tụi con lắm...

Share/Save/Bookmark

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2009

Không Nổi Dóa Mới Là… Có Vấn Đề

Nguồn : x-Cafe

Đinh Tấn Lực
25.05.2009

Chẳng hiểu sao vẫn còn thân được, chứ tình thiệt, nghe bạn kể chuyện mà phát chán.

Hỏi bạn có gì lạ không, thì chỉ nghe một lô chuyện: Đà Nẵng: Rơi xuống cống đang thi công, mẹ chết, 2 con bị thương; Tây Ninh: Chị tâm thần đánh chết em dâu; Phan Thiết: Các người đẹp chuyển đổi giới tính đại náo Mũi Né; Hà Giang: Bi kịch ‘đại công trường’ và khoản nợ 1.800 tỷ; Cà Mau: Những dòng sông chết; Hà Nội: Khởi công hai hạng mục công trình tại công viên Tuổi trẻ; TP.HCM: Giả danh sinh viên bán dâm xuyên Việt, hay, Dự án thoát nước lạc hậu, hay, Bệnh viện quá tải, bệnh nhi nằm tràn… hành lang, hay, 5 giờ giải cứu một cháu bé bị bắt cóc đưa ra nước ngoài v.v…

Lại hỏi bạn có gì cần sẻ chia, học hỏi, thì lại được nghe một lô “bình luận” khác: Giá vàng quay đầu tăng nhẹ; Tôn tạo, tu bổ di tích: Mạnh ai nấy làm; Quy hoạch đô thị: Lợi ích của dân phải được đặt lên đầu; Để 1 triệu ‘nông dân chất lượng cao’ thành hiện thực; Chỉ đầu tư sân golf ở những khu đất làm nông nghiệp không hiệu quả; Cần mạnh tay hơn với những kẻ làm ăn gian dối!; Hành trình của những người đau khổ nhất trong những người khổ; Khăm Phết xót Khăm Bun v.v…

Suýt nữa đã nghi oan là không lẽ nào bạn ta, vốn là dân tốt nghiệp báo chí, mà chỉ tần mần tẩn mẩn quan tâm ngần đó chuyện… thường ngày ở huyện?

Té ra, chung quy chỉ vì báo chí chính quy quanh năm cũng chỉ ngần đó tin tức, bình luận.

Bảo rằng: Chán phết!

Bạn gật đầu: Ấy là chưa kể phần tin tức Sinh Hoạt của Lãnh Đạo đấy. Này nhé, không cần ghé mắt vào sạp báo, mọi người đều có thể lẩm nhẩm những đoạn văn mẫu nghìn bài như một: Tham dự lễ kỷ niệm có các đồng chí…(gì đó, liệt kê theo thứ tự thứ bậc); Trong diễn văn chào mừng, đồng chí… (gì đó, phát biểu thế này, thế này…); Đồng chí (ABC) đã nhiệt liệt đánh giá cao những kết quả bước đầu…; Đồng chí (XYZ) nhấn mạnh rằng cho dù các kết quả còn hạn chế…; Đồng chí (GAT) đã bày tỏ tin tưởng…; Đồng chí (QUY) đã trân trọng xác định quan hệ 2 nước…; Đồng chí (LAY) chúc mừng sự kiện 2 nước đã… v.v…

Bèn ngăn lại: Thôi, đủ rồi, ông mảnh! Thời ở trường thì hăm hở, hồ hởi cho lắm vào, sao giờ lại đìu hiu, điêu tàn làm vậy? Có gì “ít chán” hơn không, nói nghe coi?

Bạn xua tay: Sao lại đòi hỏi lắm thế? Không nắm bắt được quy luật “Cho gì ăn nấy” à? Chưa từng nghe chuyện Trưởng ban Quản lý KTX ĐH Sư phạm Hà Nội Trần Công Thanh đáp ứng yêu cầu nối mạng internet của sinh viên bằng cách lắp đặt Tivi à? Ông ấy có một câu tuyên bố đã được sinh viên liệt vào dạng danh ngôn để đời: “Các em cứ vô tư, thích xem gì tivi chiếu thì xem vì nội dung được phát sóng đã qua kiểm duyệt”. Đấy! Thấy chưa? Không nổi dóa mới là có vấn đề! Kinh tế, coi lại đi, trừ quốc doanh, đã hết bao cấp; nhưng phía văn hóa, đặc biệt là văn hóa thông tin, thì chẳng những không chịu bớt, chịu hết, hay chịu chết, mà còn phát huy đậm nữa đấy!

Hỏi thêm: Thế nào là văn hóa bao cấp thông tin?

Bạn nhếch mép: Hãy ra coi dân làm bánh lọt là hiểu ngay đặc tính vận hành cơ bản hệ thống truyền thông tầm quốc gia của VN ta: Bộ CT cấp bột. Tuyên giáo trung ương nhào bột. Bộ 4 tờ nắm cần, nhấn tới đâu thì tin tức, bình luận, phóng sự, thậm chí cả văn nghệ, lọt ra tới đó. Mẻ đầu là của Thông tấn xã nhà nước, mẻ kế là của báo Nhân Dân với VOV, các mẻ sau là của 600 cơ quan báo đài đủ kích cỡ, vừa vặn cho mọi chiều thị hiếu độc giả bốn phương… Đến khi nào “trên” kéo cầu dao điện bảo ngưng thì tất yếu là nguyên dàn máy đứng khựng lại ngay. Dân ta vừa đóng thuế cấp dưỡng cả một hệ dây chuyền bánh lọt đó, lại vừa bỏ tiền ra đào tạo nhiều thế hệ tay nghề kế thừa truyền thống rập khuôn, từ phóng viên cho tới tổng biên tập, để được tự do đọc, nghe, xem hàng loạt bản tin thập cẩm mệnh danh “hướng dẫn dư luận” nói trên, không phải là rạng rỡ một nền văn hóa bao cấp thông tin thì là gì? Văn hóa tem phiếu bánh lọt à? Nói vui khái quát thế thôi, chứ còn phân giải cho ra đầu ra đũa thì phải kể tới hàng loạt mô hình văn hóa bonsai, văn hóa cơm hộp… trong nền báo chí nước nhà nữa cơ!

Lại gãi tai: Bonsai thì hiểu rồi, giá sinh ra còi cọc/ đành nhẽ với mệnh trời/ đây mảnh rừng luân lạc/ đại thụ thành đồ chơi... Nhưng còn văn hóa cơm hộp là sao?

Bạn cười cười: Thế chưa đọc tin về những con tàu lạ à? Biển Đông ta hằng ha sa số những con tàu lạ được báo chí mình ghi nhận. Nó bắn, nó tông chìm tàu đánh cá của ngư dân ta thường xuyên. Thế nhưng báo giới của ta đã rất “nhạy cảm” để chỉ ghi nhận đó là những “tàu lạ của nước ngoài”. Tin sốc nhất trên rất nhiều báo điện tử mấy hôm nay là: “khoảng 3 giờ sáng 19-5, tàu đánh cá mang biển số QNg-95048TS đã bị một tàu lạ của nước ngoài tông chìm”. Ấy, đã tự hoạn đến mức không nêu tên nước ngoài nào đó mà vẫn bị coi là chưa đủ “nhạy bén” đối với tình hữu nghị 4 tốt đã được long trọng cam kết. Sau khi các blogs chuyển tải bản gốc, thì chỉ vài giờ sau, mọi bản tin chính quy lề phải đều đồng loạt sửa lại như nhau là, nguyên văn: “đã bị một tàu nước ngoài (chưa rõ lai lịch) tông làm chìm tàu”, và chỉ đáng được liệt vào mục Tin Vắn. Nếu vụ này xảy ra vào cuối thập niên 1970 hay đầu thập niên 1980 thì hẳn đã khác. Truyền thống ứng xử răng môi cận đại của báo chí ta vào đầu thiên niên kỷ này đã uốn nắn các phóng viên thành một dàn nhà báo hội viên Hội Công Công như thế đấy. Bạn thấy chủ quyền cơm hộp của ta là hoàn toàn độc lập chưa nào? Bảo đừng nổi dóa có được không nào?

Đáp: Thấy! Còn nghe được cả tiếng sủi tăm của mấy lít máu đang sôi nữa. Có người bảo dân ta có cả thảy 86 triệu đôi tai đôi mắt, nhưng chỉ được nghe và thấy xuyên suốt qua 15 “tô đậu hũ”. Bây giờ bạn đã làm rõ hơn tính chính xác của nhận xét đó.

Lại cười đểu: Cả 15 chiếc tô bạc đều có nạm chữ vàng, nhưng tiếc thay, chúng không đựng thành phẩm tàu hũ, mà toàn bã đậu cả đấy bạn ạ! Còn, “chỉ được nghe và thấy” như ai đó từng bảo, thì chỉ đúng vào thời của Diễm thôi. Giờ khác xa rồi! Bọn thế lực thù địch Google với Yahoo! vãi bom Net không kịp vuốt mặt. Chỉ những kẻ tự chọn giữ thói quen bưng tai bịt mắt mới tiếp tục chắt lọc hình ảnh và âm thanh cho mình thông qua 15 cái tô bã đậu ấy. Nói nhại Trần Hoài Anh, trong một bài viết về một nhà thơ Huế trên tạp chí Sông Hương tháng 12/2008, là: “…để tồn tại họ chấp nhận đánh mất mình, chấp nhận sống chung với các ác”. Còn phần đông đã vươn cao qua khỏi những cái đầu lè tè mặt ghế của lãnh đạo. Chưa thời nào mà lãnh đạo bị khinh miệt tận cùng bằng số như thời này. Khu vực công bị chảy máu chất xám đến thất sắc là vì thế… Chỉ thị của Thủ tướng cũng chen chân rầm rập ra đời là vì thế… Người người đua nhau tuyên bố lăng nhăng nhặng xị suốt mấy năm qua là vì thế… Trên bảo dưới không nghe trở thành đại nạn của cả guồng máy cũng là vì thế…

Gặng tí: Không nghe, nhưng …vẫn không nói ra?

Bạn ngã người, ha hả: Chưa nói ra hết thì có phần chính xác hơn chăng? Mà sự đời nó vậy: Mấy cái thủy chấn Tsunami không tiếng động lại gây thiệt hại tàn khốc gấp trăm lần những cơn sấm rền. Còn… đã nói ra, thì bạn có để ý con số page views của nhiều blog cá nhân trong nước cao hơn gấp mười lần số lượt truy cập của trang mạng MTTQ đã từng được đưa vào hoạt động từ nhiều năm nay không? Bạn có thấy trang mạng Cổng Thông Tin Điện Tử Chính Phủ, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh, và ngay cả trang mạng gốc www.cpv.org.vn có 4 thứ ngôn ngữ (kể cả tiếng tàu) của đảng CSVN …đều chẳng dám công bố số lượt truy cập không?

Gật đầu: Có! Nhiều blog có lượng truy cập cao hơn gấp hai mươi lần trang mạng MTTQ của nhà nước nữa kia! Nhưng mà… điều đó liên hệ gì đến chuyện “nói ra”?

Bạn xua tay: Ậy, để thấy độc giả ta thích đọc điều gì! Còn nhớ bài “Đợt sinh hoạt chính trị lớn năm 2008” của nhà báo Thái Duy trên tờ Đại Đoàn Kết hồi tháng 2 năm 2008 đã khẳng định “lực cản cái mới lại là bộ máy Đảng và Nhà nước” chứ? Còn nhớ bài “Tản mạn cho đảo xa” của phóng viên Trung Bảo (Blogger Ginola) trên tờ Du Lịch hôm Tết Kỷ Sửu vừa rồi chứ? Còn nhớ bài khuyến cáo báo CA Thành phố của Ls Đoàn Thị Lan trên báo Pháp Luật hồi tháng 3 chứ? Còn nhớ các bài “Biên giới tháng Hai” của nhà báo Huy Đức (Blogger Osin) trên báo SGTT chứ? Mới nhất là bài “Sống chung với hàng TQ?” của nhà báo Kim Hạnh, cũng trên tờ SGTT, đã đọc rồi chứ?... Tiêu biểu tạm thời là thế! Các nhà báo vẫn viết, vẫn “nói ra” đó chứ, lắm khi còn quá mức “chạm ngưỡng” nữa đó chứ! Chỉ là trên phương tiện báo chí chính quy hay trang blog cá nhân thôi. Do sự thôi thúc rất chung là “phải nói ra điều nổi dóa trong lòng” của từng người, chưa một ai từng phân biệt khoảng cách của hai loại phương tiện này, cho đến lúc Bộ trưởng bộ 4 tờ khẳng định “quản lý là quản… có lý”, để nói về thứ tự do bên …lề phải. Giống như trường hợp đôi bờ tả hữu của con sông Seine chảy ngang kinh đô ánh sáng Paris vậy! Nhà báo Trương Duy Nhất nhận xét rằng: “Càng ngày càng thấy nhiều nhà báo… thò tay viết blog. Càng ngày càng thấy nhiều người chen nhau đọc blog đến nghẽn mạng”. Không phải mới đây đâu. Từ những tháng cuối năm 2006 lận. Một năm sau đó, con số tăng đến mức đủ để Bộ CA phải mượn tay Cty Kết Nối Việt và báo Lao Động cùng tổ chức buổi hội thảo “Blog trong thế giới thật” vào ngày 21/8/2007, dưới sự chủ tọa của Đại tá công an Trần Thế Tuyển, Phó cục trưởng Cục báo chí. Nhà báo Vũ Mạnh Cường (blogger VMC) dẫn giải: “Ở Việt Nam, câu chuyện tỏ tình gây chấn động của một sinh viên ở ĐH Bách khoa Hà Nội, vụ cảnh sát giao thông chặn bắt xe taxi vượt đèn đỏ, nhật ký của Trần Tuyên - chàng trai bị bệnh máu trắng là những ví dụ sinh động về việc báo chí chính thống sử dụng nguồn tin của ‘báo chí công dân’…”. Có thể nào cụm từ báo chí công dân, gọi tắt là dân báo, bắt nguồn từ đây chăng?... Một chuyện vui được nhà báo Đức Hiển (báo Pháp Luật, tức Blogger Bố Cu Hưng) PR trong dịp này là …đã có báo đề nghị mua lại một số entries trên blog của anh. Còn, nhà báo nổi tiếng Huy Đức (Blogger Osin) lại nhẩn nha phát biểu cực đểu, rằng: “Tôi không nghĩ rằng Blog là thế giới ảo. Bởi vì khi ngồi viết blog, tôi vẫn nhìn thấy anh Thế Tuyển và các anh A-25. Vì vậy tôi thận trọng như bao việc khác!”. Phải chăng nhà báo Huy Đức/blogger Osin vẫn muốn và thấy cần nhấn mạnh rằng vẫn còn lơ lửng rợp trời những chiếc gươm treo khắp nơi? Việt Nam mình không khác Tàu và Bắc Triều Tiên lắm đâu!...

Bèn lật đật chen vào: Này! Đừng quên một comment rất đáng quan tâm của nhà báo/blogger Phan Văn Tú về bài tường thuật buổi hội thảo về Blogs lần đó là: “Trong đầu thằng nhà báo Việt Nam nào hình như cũng có cái kéo. Nó tự cắt nó trước khi... bị cắt. Ở Việt Nam hiện nay, có lẽ khó phân biệt anh nhà báo trong tư cách blogger và anh blogger trong tư cách một nhà báo (trừ những blog ảo)”.

Bạn thư thả nhún vai: Đó là tình hình sơ khai của hai năm về trước. Giờ hả? “Thúy đã đi rồi”, bạn ạ! Bạn đã từng nghe sinh viên phê bình rằng: “Blogger Trương Duy Nhất hay ho, thú vị hơn... nhà báo Trương Duy Nhất!” rồi mà, đúng không? Còn chính nhà báo/blogger Trương Duy Nhất thì thẳng thắn nhận định về cái nhìn của đồng nghiệp thế này: “Trong hội trường thì oang oang chụp mũ, phê phán, chỉ trích như... nã đạn rằng tác phẩm này, thằng nhà báo, nhà văn, nhà thơ kia là... phản động. Thế nhưng về phòng, chính họ lại cặm cụi chép những thứ ‘phản động’ ấy một cách nâng niu, trân trọng vào sổ tay và đêm đêm nhẩm đến thuộc lòng”. Người ta nhại sửa lời thơ Nguyễn Khoa Điềm trong bài Về lại đời thường sao khó thế:Ghi những điều cần ghi chép”. Trong phòng thi nó gọi là “phao” đấy, nghĩ không ra, hay không “tiện” nói ra thì cặm cụi chép chứ sao! Để còn nhân rộng ra nữa. Mới hay, cái sự nổi dóa vẫn sống hùng sống mạnh mọi nơi, cho dù ai đó đã cất công “đặt bục công an giữa trái tim người”. Mới cười: Thế thì từ bao giờ, cái “mẫu số chung phản động” đã lên ngôi trong đầu và cả trong tim nhiều giới? Trước hay sau cái thói quen “đọc báo ngược”? Từ bao giờ các thứ ngụy luận tùy tiện, trước sau bất nhất, hay trên dưới tréo ngoe… đã bị treo phất phới như các dây phơi quần áo? Trước hay sau tập quán “đọc báo giữa các dòng chữ”? Từ bao giờ những bài báo theo đơn đặt hàng chạm phải những “phản biện” vây bủa mà trước đó chưa từng xảy ra, như vụ áp án Điếu Cày hay vụ bôi đen đức cha Kiệt? Từ bao giờ luồng thông tin “chính thống” lâm vào tình cảnh tứ bề thọ …sự thật, như vụ Thái Hà, chẳng hạn? Trước hay sau khi giới Blogger lập làng dân báo?

Đáp: Đừng hỏi khó, bạn mình! Người ta chỉ có thể biết chắc rằng báo chí chính quy không có điều kiện thuận lợi như là các blogs để “lột tả” mọi hiện trạng xã hội (thường xuyên rất dễ gây nổi dóa). Còn nếu quy chụp cho việc lột tả đó là “phản động”, thì quả thật các bloggers đã góp công góp sức rất nhiều trong nỗ lực “rọi đèn” để mọi người hăm hở “phản động”, đến độ trở thành công thức mới rất giàu tính thời đại: Không phản động = Hâm!

Bạn ta gật gù: Đúng thế, còn nguyên đây lời trần tình của ông Nguyễn Văn Kim - Phó cục trưởng Cục giải quyết khiếu nại tố cáo, Thanh tra Chính phủ trên tờ báo điện tử TuanVietNam hồi giữa tháng 5: “Việc không công khai minh bạch thông tin là một trong những nguyên nhân cản trở lớn cho cuộc đấu tranh tham nhũng. Ngoài xã hội, nếu dân vi phạm, (thì) luật ‘bò’ vào tận nhà, thậm chí tận giường”. Thế, nếu quan vi phạm thì luật “bò” đi đâu? Cứ xem vụ động trời về trang mạng vietnamchina.gov.vn của nhà nước ta, cụ thể là của Bộ Công Thương, mà lại do bọn bá quyền phương Bắc quản lý, khắc rõ. Nếu ông Lê Tuấn Huy chỉ mải mê dịch sách mà không chơi blog thì có khi đến giờ cả nước vẫn còn mù tịt về chuyện TQ miệt mài bao sân quản lý cả trang mạng có đuôi của nhà nước VN. Làm sao cả nước nghe đến tên Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này đã nhận định rằng đó “không phải là chuyện ghê gớm… (bởi nó là) của mình nhưng mà là phía TQ phụ trách”! Không nổi dóa mà được à? Và đó cũng chính là một trong những lý do khiến nhiều người viết blog, kể cả những nhà báo trong luồng, kể cả những cây bút chưa ra trường báo chí….

Bèn nhào vô ăn có: Biết đâu, đó cũng là sự chọn lựa tuy không toàn hảo nhưng đang là tối hảo cho các nhà báo còn kẹt chân bên lề phải hiện giờ? Còn nhớ, Thượng nghị sĩ John Mc Cain, trong tiểu luận A Cause Greater than Self, vào thời tranh cử Tổng thống Mỹ 2008, đã nói một câu đáng ngẫm: “Lòng yêu nước không phải là việc chấp nhận, mà chính là trong cách riêng của những người nam nữ để bảo vệ những lý tưởng đã sáng lập ra quốc gia chúng ta: đứng lên để chống lại bất công và đấu tranh cho những quyền của mọi người chứ không phải cho quyền lợi riêng tư của mỗi cá nhân… Nếu bạn nhìn thấy những sai lầm của đất nước chúng ta, hãy sửa chữa để cho đất nước này tốt đẹp hơn. Nếu bạn thất vọng với những sai lầm của chính quyền, hãy gia nhập chính quyền ở đẳng cấp đó và làm việc để sửa chữa những sai lầm đó”… Thất vọng, hoặc nổi dóa, đều là những biểu hiện tại chỗ của lương tâm đối với lẽ phải, đều đòi hỏi những cải sửa, và sẽ không thể nào mỏi mòn chờ đợi chính quyền. Tức là, không thể nổi dóa chay, hay thất vọng suông, mà phải xiển dương sự thật để giành công lý. Phải hành động. Phải có cách phản đối điều sai. Phải có cách kiến nghị điều phải. Phải nhập cuộc. Các bác cựu chiến binh nhà ta, biết đâu đã đặt tên cho câu cách ngôn này là thế cận chiến thời A còng, không chừng!

Bạn chép miệng: Có thể lắm. Ở lại trong luồng để tích lũy cơn dóa, để mài sắc ngòi bút và để nuôi dưỡng lương tri, vừa “nâng bóng” trên mặt báo chung, vừa “làm bàn” trên blog riêng… Theo cách lý giải của ngài Gene Sharp thì điều này càng khiến cho nhà nước ta vò đầu bứt tai: Buông chẳng xong, mà quản không nổi. Chậc! đó cũng là một cách trui rèn kỹ thuật tung hứng liên hoàn trong thời “mai phục”. Sẽ đến một lúc nào đó, dàn ký giả ẩn mình trong hệ báo chí chính quy hôm nay sẽ là những ngọn cờ tiên phuông và là tụ điểm phản ánh tiếng nói của hàng triệu bước chân tuần hành trên đường phố. Tiếng Anh gọi nghĩa cử đó là “pay back”, tức là hoàn trả, đúng không nào?

Lại chen vào: Hãy khoan nói đến chuyện bồi hoàn cho nhân dân những gì mà giới ký giả đang nhận hôm nay. Họ tự mở rộng tầm bay và làm đầy khoang lương tâm của mỗi người, để bù lại cho một thời gian dài co cụm dưới những chiếc vòng kim cô bó rọ. Blogs là đường băng phi đạo hôm nay, và sẽ là bầu trời ngày mai…

Bạn nâng cốc: Tác động lớn nhất của chân trời blogging bao la không hẳn là chỉ nhằm vào chính báo giới, mà là mở ra một không gian mới để giúp cho tất cả độc giả nạn nhân của hơn nửa thế kỷ thông tin một chiều có cơ thoát ra khỏi những khuôn mẫu uốn nắn tư duy của mỗi người theo phương thức định hình trên tiền đề định kiến sai trái xưa nay của “trung ương” hay “trên trung ương”, kể cả các loại tiền đề “cam kết quốc tế” hay “sứ mạng lịch sử”. Không gian mới đó cũng sẽ là nền tảng của những suy nghĩ độc lập và thông thoáng, dẫn đến những cách hành xử trẻ trung, đúng đắn và đúng tầm. Nó sẽ giúp độc giả, đặc biệt là giới độc giả sinh viên, tự phân biệt và đánh giá đúng sai, tự chốt lại từng kết luận cho mỗi vấn đề, kể cả việc đánh giá lại các bản đánh giá chính quy hay chương trình học, dứt bỏ hẳn những áp đặt, những nghịch lý, những ăn theo, và cả những dòng cuốn xoáy bon chen đua đòi… Quan trọng hơn cả chính là cốt lõi của tinh thần dân chủ trong không gian mới đó, nó giúp mỗi người trong chúng ta tự cân nhắc, chọn lựa và lấy quyết định cho chính mình: Ta đã có chưa và ta cần làm gì, làm thế nào, và làm với ai, để đạt một cuộc sống xứng đáng là một con người? Keep on blogging, Bạn mình!

21-24/5/2009, kỷ niệm sớm 1 tháng ngày Báo Chí Cách Mạng VN.

Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Lon ton le te

Nguồn : Everywhere Land

Quốc hội còn chưa họp mà đã có một chú cán bộ lon ton phát biểu: "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn [khai thác bô-xít] này". Như vậy là thế nào?

Trích ý kiến của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn:

"Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này.

Như tôi nói từ đầu, chủ trương này đã được Đảng và Nhà nước ta nói ngay từ Đại hội IX và X của Đảng. Ngày 24/4, Bộ Chính trị đã ra thông báo về chủ trương tổ chức khai thác, quản lý khai thác giá trị công nghiệp nhằm phát triển đất nước, khu vực Tây Nguyên.

Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ. Về việc làm như thế nào, triển khai thế nào, dự án nào cần làm, quy hoạch thế nào là trách nhiệm của cơ quan hành pháp là Chính phủ."

Chỉ là một chân Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội mà đã dám phát biểu thay mặt cho cả 500 đại biểu Quốc hội, trước cả khi Quốc hội họp và dự án bauxite được đưa ra bàn thảo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn không thể thay mặt cho Quốc hội trong nhiệm vụ của mình; Chủ tịch Quốc hội cũng không có quyền thay mặt cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay cho Quốc hội. Vậy mà một chân Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lại dám thay mặt cho toàn thể Quốc hội (?) khẳng định "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ" ngay cả khi Quốc hội còn chưa khai mạc.

Nói như ông Đàn này thì Quốc hội chẳng là gì khác ngoài cái máy biết vỗ tay và nhấn nút thông qua bất cứ cái gì mà Đảng đưa cho. Trong một đoạn văn ngắn mà ông ta lặp đi lặp lại ""Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này." "Chắc chắn Quốc hội sẽ hoàn toàn ủng hộ." như muốn tâng công với ai đó? Hay muốn đe nẹt trước các đại biểu có thể ngo ngoe ý tưởng khác rằng đây là vấn đề đã được quyết rồi, đừng có mà ngọ nguậy?

Nhưng mặt khác qua sự việc này cho thấy cái thế của những người ủng hộ khai thác bauxite đã xuống tới mức nào. Họ lôi kéo được ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng về phe mình và ông này nghiễm nhiên sử dụng quyền của mình để không đưa dự án bauxite vào dự án phải trình Quốc hội phê duyệt, bỏ qua các khía cạnh ảnh hưởng tới môi trường và an ninh quốc gia của dự án. Nhưng sức ép dư luận và chất vấn của cử tri khắp cả nước (như có thể đọc được trên những mẩu tin trên báo, hầu như tường thuật cuộc gặp của đại biểu nào với cử tri cũng có nhắc tới vấn đề bauxite) đã khiến cho Chính phủ phải "tự nguyện" đưa chương trình khai thác bauxite vào trong Báo cáo kinh tế-xã hội trình Quốc hội. (Ban đầu ông Trọng muốn đó là báo cáo riêng nhưng sau đó Chính phủ chỉ đồng ý đưa vào trong báo cáo chung). Dù sẽ được đưa ra "báo cáo" trước Quốc hội nhưng chương trình được thiết kế để các đại biểu Quốc hội chỉ có thể nghe, và thắc mắc đôi chút chứ không được quyền bỏ phiếu thông qua hay không thông qua. Ấy vậy mà "họ" cũng không yên tâm, chắc do sợ có những đại biểu cứng đầu, nói ngang, chất vấn mạnh mẽ trong khi nhân dân cả nước đang theo dõi trên TV, vì vậy mới có cảnh Quốc hội chưa họp mà Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội lắp bắp mấy lần ""Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này" khi họp báo.

Tất nhiên là mọi sự sẽ vui vẻ như mọi lần. Quốc hội sẽ họp, sẽ chất vấn các vị Bộ trưởng về các vấn đề quốc gia đại sự. Các vị Bộ trưởng sẽ vã mồ hôi, sẽ lắp bắp hay sẽ pha trò (như ông thiền sư Nguyễn Quốc Triệu), thậm chí có thể sẽ còn xin lỗi (!).

Rồi mọi thứ sẽ như cũ, đất Tây Nguyên sẽ bị cày xới, bị khoét ruỗng trước khi được "hoàn thổ" lại cho bà con Kinh-Thượng trồng cafe với cao su. Còn các đại biểu sẽ tươi tắn đi về, thảnh thơi sau khi đã chứng minh cho cử tri thấy là mình đã làm hết sức mình, rằng thực ra trong thâm tâm họ cũng không tán đồng kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên nhưng vì đó là chủ trương của Đảng và với kỷ luật Đảng viên, họ không làm thế nào khác được.

Share/Save/Bookmark

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2009

THẬT, GIẢ LẪN LỘN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TA

Nguồn : lề bên trái

Tiểu luận Đào Hiếu

Xã hội Việt Nam hiện nay xảy ra mấy việc sau đây:

-Dân chê nhà nước độc tài, không có nhân quyền, không có dân chủ, các chức vụ then chốt trong bộ máy nhà nước đều do Đảng quyết định... Nhà nước trả lời bằng cách mớm ý cho ông bí thư Đà Nẵng “đề nghị” cho dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố.

-Dân la làng rằng nhà nước là “tay sai Trung Quốc” là “bán nước cho Tàu” là dâng đảo Hoàng Sa Trường Sa cho Chệt… nhà nước bèn trả lời bằng cách bổ nhiệm một ông chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa với nhiệm kỳ 5 năm.

-Dân lại nói: Thái Lan nó biểu tình tùm lum, quậy phá cơ quan nhà nước, chiếm sân bay, ách tắc giao thông, ảnh hưởng buôn bán, du lịch, làm thiệt hại cho đất nước… còn Việt Nam thì ổn định, bình yên mấy chục năm nay. Như thế có phải “ngon lành” hơn là tự do dân chủ hay không?

-Có người hỏi: các anh muốn thay đổi chế độ hiện nay ở Việt Nam hả? Lấy cái gì thay? Học thuyết của các anh đâu? Người ta có chủ nghĩa Mác Lê-nin còn các anh có cái gì? Không có học thuyết đừng hòng tập hợp quần chúng, đừng hòng lập một đảng chính trị. Không có đảng chính trị thì ai cầm lái? Các anh sẽ dẫn dân tộc theo con đường nào, đi đến đâu?

*

Toàn là những vấn đề hóc búa. Đố ai cãi được.

Vậy thôi đừng cãi. Chỉ xin hỏi chút xíu:

Chẳng hạn như:

-Ông bí thư Đà Nẵng “đề nghị” cho dân bầu trực tiếp chủ tịch thành phố, vậy khi đắc cử xong, nhận áo mão cân đai xong, thì ông ta làm được gì?

Ông chủ tịch này chức thì lớn nhưng không phải đảng viên, vậy khi họp thành ủy chắc chắn ông không được quyền tham dự, trong khi các quan chức dưới quyền ông (ví dụ như các giám đốc Sở, các chủ tịch quận…) thì đều là thành ủy viên, họ đều được mời họp, được phổ biến chủ trương đường lối, được nhận chỉ thị của Đảng. Vậy thì họ nghe lời Đảng hay nghe lời ông chủ tịch thành phố ngoài Đảng?

Chỉ hỏi có một câu mà ông chủ tịch thành phố biến thành bù nhìn ngay.

Lại hỏi:

-Ông Đặng Công Ngữ hiện nay là chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa nhưng lại có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng, vợ con ở Đà Nẵng, ti-vi, tủ lạnh, xe pháo…đều ở Đà Nẵng và rất có thể ông chưa bao giờ đặt chân lên đảo Hoàng Sa và cũng không dám bén mảng tới gần hòn đảo ấy vì sợ Trung Quốc nó bắt nhốt.

Có thể ông cũng có một trụ sở UBND huyện Hoàng Sa ngay tại Đà Nẵng và hàng ngày ông cũng đi làm, hàng tháng vẫn lãnh lương, nhưng ông sẽ làm những việc gì? Ông có bao nhiêu nhân viên? Ông có công an, bộ đội không? Có vũ khí không? Có thành lập Mặt trận Giải phóng Hoàng Sa không? Bao giờ thì tiến hành kháng chiến? Bao giờ thì giải phóng Hoàng Sa?

Còn phía Trung Quốc, khi hay tin Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa thì nổi tam bành, ra công hàm phản đối kịch liệt.

Trời ạ! Hai ông nhà nước đóng kịch với nhau mà cứ y như thiệt!

*

Khác với Thái Lan, dưới chế độ ta, xã hội Việt Nam ta ổn định, không biểu tình, không chiếm sân bay, không ngồi lì giữa phố cản trở giao thông, không ngăn sông cấm chợ làm xáo trộn sinh hoạt… O.K tốt quá, nhưng xin hỏi chút xíu:

-Xã hội ta ổn định ư? Sao nghe cựu thủ tướng Phan Văn Khải nói xã hội ta “trên bảo dưới không nghe”? Sao mỗi sáng mở tờ báo ra thấy đâu đâu cũng tham nhũng. Mạnh ai nấy ăn. Cầu đường ăn theo cầu đường, dầu khí ăn theo dầu khí, giáo dục ăn theo giáo dục, y tế ăn theo y tế, bóng đá ăn theo bóng đá, nhà đất ăn theo nhà đất.

Cả nước “chia động từ ĂN”: tôi ăn, anh ăn, he ăn, she ăn, chúng tôi ăn, các anh ăn, chúng nó ăn. Ăn từ thấp lên cao, ăn từ trên xuống dưới.

Ăn một cách hùng hồn, ăn một cách sỗ sàng, ăn một cách thô bạo, ăn một cách lịch lãm, ăn một cách xấc xược, ăn một cách lộ liễu, ăn một cách quy mô, ăn một cách nham nhở, ăn một cách trí thức, ăn một cách hoành tráng, ăn một cách hiện đại…

Ăn nhấm nháp như chuột, ăn ngồm ngoàm như hổ báo, ăn lén lút như khỉ, ăn chụp giựt như kênh kênh quà quạ…

Tiền Việt cũng ăn, tiền đô cũng đớp, lúa gạo, thịt cá, tôm xuất khẩu ăn đã đành, đến xi măng nó cũng ăn, sắt thép đã đem xây cầu rồi, nó còn đập ra, gỡ ra mà ăn, thằng ở biển thì ăn biển, thằng ở rừng thì ăn rừng, computer, cáp quang nó cũng ăn, điện 220 volt nó cũng nuốt, xe lửa, máy bay, tàu biển nó ăn tuốt hết…

Chúa ơi! Xã hội như vậy mà gọi là ổn định sao hở trời!

Đó là một xã hội vô chính phủ.

Đó là một xã hội “trên bảo dưới không nghe”.

Cụm từ đó ai cũng biết người ta dùng để chỉ cái gì rồi.

Nó không phải là một xã hội ổn định. Nó là cái “con kẹc” đã hết xíu oách.

*

Những xáo trộn vừa qua ở Thái Lan là một hình thức đấu tranh chính trị rất phổ biến trong các nước dân chủ. Nó có khả năng ngăn chặn độc tài, tham nhũng và bóc lột, góp phần giành tự do, dân chủ cho nhân dân lao động.

Các cuộc biểu tình ấy có khi cũng bị các đảng phái xôi thịt lợi dụng, nhưng nó thường là một thế lực mà bọn tham nhũng, bọn tay sai ngoại bang phải dè chừng, phải chùn bước. Nó có thể bùng phát rất dữ đội nhưng cũng giống như một cơn sốt, khi uống đúng thuốc thì nó sẽ bình phục.

Còn cái xã hội gọi là “ổn định” của Việt Nam hiện nay giống hệt một người đang nhiễm HIV. Nó có thể ủ bệnh đến 10 năm. Bề ngoài trông rất bình thường nhưng…hết thuốc chữa!

Con HIV made in VN hiện nay đã tiêu diệt sức đề kháng của cả một dân tộc, của cả một thế hệ.

Đó không phải là điều rất đáng sợ sao?

*

Bây giờ nói tới chuyện “cần một học thuyết để đối trọng với học thuyết Mác-Lênin, để vạch đường đi cho dân tộc”.

Xin hỏi:

-Trong suốt hơn 3000 năm nay nhân loại đã bị đủ thứ học thuyết gây nên bao cuộc chiến tranh làm cho thây chất thành núi, máu chảy thành sông, làm cho nhà tan cửa nát, làm cho tử biệt sinh ly, làm cho tàn phế, nghèo đói, khốn khổ khốn nạn trong hai cuộc thế chiến, rồi nào là Hitler, Pôl Pốt, Mao Trạch Đông, Stalin…rồi nào là “thánh chiến” nào là “vệ quốc”…

Bộ quý vị chưa đủ tởn sao mà còn đòi học thuyết? Cá nhân tôi, mỗi lần nghe “học thuyết” là nổi da gà, muốn ói, muốn quỳ xuống mà lạy, xin đi chỗ khác chơi, xin tránh giùm cái dân tộc này cho chúng con nhờ!

Ai nói gì nói, tôi vẫn “chịu” cụ Hồ khi cụ tuyên bố tại Tours cuối năm 1920 đại khái: ”Đệ tam hay đệ tứ cộng sản? Không biết có ĐỆ NHỊ RƯỠI cộng sản không, nếu có thì tôi cũng theo, miễn là giành được độc lập…”

Câu chế diễu ấy chứng tỏ cụ Hồ cũng coi các học thuyết là cái mớ giẻ rách.

Dân Việt Nam không cần học thuyết, hiện nay chúng ta chỉ cần một lực lượng chính trị, một đảng chính trị gì gì cũng được. Có thể là đảng Dưa Chuột, đảng Bí Đao hay đảng Sầu Riêng, Chôm Chôm gì gì đó cũng được, thậm chí là một Đảng Cộng Sản thứ 2 cũng được, miễn là cái đảng ấy phải có lãnh đạo độc lập với Đảng cộng sản đang nắm quyền hiện nay ở Việt Nam.

Để làm gì?

Không phải để dẫn dắt dân tộc theo một triết lý nào, học thuyết nào (vì đó là những thứ vớ vẩn) mà để làm những việc sau đây:

  1. Khi có bầu cử quốc hội thì Đảng đó phải có các đại biểu có thực quyền trong quốc hội.
  2. Khi nào chính quyền nói bậy, nói hiếp, nói càn thì Đảng đó biết phản bác, chỉ trích, tố cáo.
  3. Khi nào chính quyền thò tay ký kết các hiệp ước bán nước, bán biển, bán tài nguyên, bán người lao động…cho ngoại bang thì Đảng đó cầm cái búa mà đập vào tay nó cho nó khỏi ký bậy.
  4. Khi nào chính quyền há miệng ra “ăn” thì Đảng đó đưa tay ra giựt lại, trả cho dân. Khi nào chính quyền thò tay “móc túi dân” thì Đảng đó biết cầm cây roi mây quất vào tay nó cho nó chừa.

Hiện nay nhân dân chỉ cần có thế.

Nhưng ai sẽ đứng ra thành lập cái đảng Dưa Chuột ấy? Tất nhiên phải có lãnh tụ, muốn có lãnh tụ phải có lực lượng, muốn có lực lượng phải có phong trào quần chúng, từ các phong trào ấy chúng ta mới phát hiện người tốt để xây dựng cơ sở cách mạng, làm ngòi pháo, làm lực lượng xung kích. Đó là những điều mà đảng Cộng sản Việt Nam đã dạy cho tôi khi tôi hoạt động bí mật tại các đô thị Miền Nam.

Tiếc thay, chúng ta đang sống trong một xã hội vô cảm. Tầng lớp thanh niên, sinh viên học sinh họ vô cảm vì nền giáo dục nhồi sọ một chiều, vì chưa nếm trải đau thương mất mát trong chiến tranh, vì tối ngày si mê điện thoại di động. Trí thức, công chức, tư chức, văn nghệ sĩ phần lớn là ngậm miệng ăn thua chỉ vì miếng cơm manh áo.

Hiện nay cũng có lác đác một số trí thức trong nước dám dùng ngòi bút của mình để mong kích hoạt một sự chuyển biến nào đó, như các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà văn Phạm Toàn, nhà văn La Thành, tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhạc sĩ Tô Hải, nhạc sĩ Tuấn Khanh… và nhóm của các anh ở Lâm Đồng, Đà lạt… nhưng họ cũng chỉ mới khẳng định được sự có mặt của mình chứ chưa tập hợp thành một lực lượng.

Tình thế thật gian nan. Thú thực, tôi vẫn hy vọng vào lực lượng trẻ có học, có tâm huyết trong Đảng cộng sản Việt Nam, trong các lực lượng công an, bộ đội. Tôi vẫn hy vọng họ sẽ tách ra thành lập một Đảng Cộng sản thứ 2 độc lập với đảng cộng sản hiện nay (theo những tiêu chí mà tôi đã nêu ở phần trên).

Đảng ấy có thể vẫn thờ Bác Hồ, vẫn thờ cụ Mác, cụ Lê-nin… cũng chẳng sao, miễn nó có thực lực, nó đóng vai trò người giám sát, vai trò người can ngăn, vai trò hạn chế tham nhũng, vai trò đấu tranh cho các quyền cơ bản của người dân và quan trọng hơn, Đảng ấy phải có tiếng nói trong những quyết sách mang tính chiến lược quốc gia như vụ bauxite hiện nay.

Việc khai thác bauxite ở Tây nguyên là một sai lầm nghiêm trọng, và càng nghiêm trọng gấp mười lần khi cho người Trung Quốc vào khai thác.

Nếu có sự tham dự của nhân dân, của trí thức thì đã không có những quyết định sai lầm như thế. Nhà nước đang ngày càng sa lầy vào vụ bauxite và sẽ dẫn đến mất nước trong một tương lai không xa.

Việt Nam đang lâm vào một thế bí chết người mà chỉ có lòng yêu nước và sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân mới cứu vãn nổi.

ĐÀO HIẾU

Nguồn: TALAWAS BLOG ngày 18.05.2009


Share/Save/Bookmark

Quá đủ để khởi kiện!

Nguồn : talawas blog

Tác giả: Hà Sĩ Phu

Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.

Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này“.

Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:

- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào.)

- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligram trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.

- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.

- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam( tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu. Hãy chú ý người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.

Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả.” Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật.

Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tôn vậy:

Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.

Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:

Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác“. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.

*

Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?

Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị-an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết luận “Đảng này còn chung sống với dân này dài dài, ít nhất cũng vài chục năm nữa” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “rắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm“.

Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:

- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.

- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra,tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội…”

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “… có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.

- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “… câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc“.

- Tội Internet (Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).

- Tội vu khống (Điều 122) : Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác Bauxite Tây nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng …”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.

- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!

*

Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.

Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.

Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!

Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.

Đà Lạt ngày 16-5-2009

© 2009 Hà Sĩ Phu

© 2009 talawas blog


Share/Save/Bookmark
Related Posts with Thumbnails