Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2010

Cái nghèo hiện thực

Nguồn : Talawas
Tác giả: Bắc Phong

nhà thuyền

(ảnh: Lê Hiếu)

bãi Giữa nhà thuyền hơn mười cái
xơ xác nổi trên mặt sông Hồng
tương lai con cái trôi đi được
đục dòng đời như đục dòng sôn
g

thương binh lách luật

(ảnh: LV)

đưa giấy chứng nhận thương binh
công an đành phải nể tình bỏ qua
xe ba bánh của người ta
thuê mình ngồi đó để mà kiếm ăn

ăn mày

(ảnh: Danh Anh)

các phụ lão bơ vơ nghèo khổ
ngồi lê la xó chợ đầu đường
tay chìa nón mắt nhìn cầu khẩn
xin xỏ người ban chút tình thương

bán mía rong

(ảnh: Quang Phùng)

xe đạp chất bán mía rong
còn mắc được võng cho con thơ nằm
kiếm cơm phải chịu nhọc nhằn
ai thèm ăn mía mua ăn mía giùm

nhặt rác

(ảnh: Tuệ Khanh)

chị kiếm sống bằng nghề nhặt rác
cũng đói no đắp đổi qua ngày
nghèo nhưng sống cuộc đời lương thiện
nhếch nhác thì ai nói mặc ai

lấy chồng Hàn

(ảnh: Đ. Quang)

cởi quần cởi áo người xem
người xem vừa ý người đem em về
mẹ cha gả/bán gái quê
vừa ô-sin lại vừa thê thiếp người

© 2010 Bắc Phong

© 2010 talawas


Share/Save/Bookmark

Giải thưởng dành cho sự khác lạ

Nguồn : Diễn đàn


Inrasara


Đây là diễn từ của nhà nghiên cứu INRASARA PHÚ TRỌNG đọc khi nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh ngày 24.3.2010 tại Hà Nội. Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh 2009 gồm có (mỗi giải thưởng : 15 triệu đồng) :

- Giải thưởng Giáo dục : nhà giáo dục Hồ Ngọc Đại

- Giải thưởng Dịch thuật (2 giải) : dịch giả Phạm Vĩnh Cư (dịch tác phẩm của M. Bakhtin và V. Soloviev), dịch giả Lê Anh Minh (dịch bộ Lịch sử Triết học Trung Hoa của Phùng Hữu Lan)

- Giải thưởng Nghiên cứu : nhà nghiên cứu Inrasara Phú Trọng

- Giải thưởng Việt Nam học : nhà dân tộc học Georges Condominas.

inrasara

INRASARA PHÚ TRỌNG là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học và nhà nghiên cứu. Tác phẩm đã xuất bản : Văn học Chăm, khái luận, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc (1994) ; Văn hoá dân gian Chăm - Ca dao Tục ngữ, Câu đố ; Văn học Chăm -- Trường ca, sưu tầm - nghiên cứu ; Từ điển Chăm-Việt (viết chúng), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1995 ; Từ điển Việt-Chăm (viết chung), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1996 ; Văn hoá - Xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tiểu luận ; Tự học tiếng Chăm, Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc, 2003 ; Từ điển Viêt-Chăm dùng trong nhà trường (viết chúng), Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 ; Akayet Sử thi Chăm, Viện Văn hoá Dân gian xuất bản, 2009. ; chủ biên Tagalau, tuyển tập sáng tác - sưu tầm - nghiên cứu Chăm (10 tập, 2000-2009) ; Tủ sách Văn học Chăm (10 tập - đã in 3 tập).

Tôi đến từ miền đất quen mà lạ, ở đó đang tồn tại một nền văn hoá khá khác lạ. Nền văn hoá khác lạ của dân tộc có một lịch sử bi thương. Dân tộc đó ngày nay đang sống khiêm cung tại các tỉnh Miền Trung của đất nước Việt Nam. Sau hai trăm năm bị bỏ quên, nền văn hoá văn minh của dân tộc ấy tưởng đã bị thời gian vùi lấp hay bị chìm khuất dưới đêm mờ lịch sử, nhưng không ‒ nó vẫn còn đó. Nó có mặt, và đợi những bước chân thiện chí đến đánh thức. Đã có nhiều bàn chân như thế dọ dẫm bước tới, hơn thế kỉ qua. Để nền văn hoá kia ngày càng lộ hiện dần khuôn mặt khác lạ độc đáo của nó.
Chính các khác lạ như thế làm nên sự phong phú đa dạng của nền văn hoá.

Đây là phần thưởng dành cho sự đóng góp khác lạ ấy, chắc chắn thế. Hôm nay, tôi xin nói lời tri ân sâu xa nhất đến các vị trong Hội đồng Giải thưởng, những người quan tâm vấn đề tôi quan tâm, biết đến và ghi nhận vài thành tích chập chững đầu tiên của tôi trong những bước khai phá.

*

Bản sắc cùng với truyền thống có lẽ là khái niệm được sử dụng nhiều hơn cả, khi nhắc tới văn hoá, thời gian qua. Nhưng thế nào là bản sắc ? Bản sắc là cái KHÁC của nền văn hoá ‒ dân tộc này so với nền văn hoá ‒ dân tộc kia.

Cái khác biệt rõ nhất giữa Chăm và Việt là ngôn ngữ. Cùng với bốn dân tộc anh em là Churu, Êđê, Giarai và Raglai, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa Đảo, còn Kinh thuộc nhóm Việt - Mường. Tiếng Chăm góp vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam hiện đại không phải là ít. Nhưng cái cốt tuỷ làm nên sự khác biệt lớn chính là văn minh. Ngay từ những năm đầu thế kỉ đầu tiên sau Công nguyên, trong khi Chăm tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ thì Đại Việt nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa. Trong quá trình lịch sử, qua xung đột, tiếp xúc và tiếp biến văn hoá giữa Champa và Đại Việt, người Chăm đã để lại bao nhiêu dấu tích khắp đồng bằng Bắc Bộ và suốt dải đất miền Trung.

Dòng máu Chăm lưu lại ở Yên Sở, Đắc Sở đến nay vẫn chưa mất dấu. Mai Hắc Đế có cha là người Chăm, mẹ Việt. Rồi từ Thanh Hoá trải suốt tận Khánh Hoà, ai biết được bao nhiêu thế hệ người Việt mang dòng máu Chăm ?

Trong triều đình nhà Lí, không ít vua quan Việt say mê điệu Chiêm Thành âm. Điệu Nam Ai Nam Bình ở Huế, hay Hát Bội ở Bình Định hoặc đi vào trong, ca vọng cổ ở miền Tây Nam bộ,… Tất cả đều mang âm hưởng Chăm.

Lúa Chiêm từ Champa nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ mười, là chuyện rõ rồi. Người Chăm còn du nhập và thuần hoá các loại cây trồng như khoai, mía, bông ; đã hình thành và truyền lưu các vùng đặc sản như khoai Trà Đoá, mía Quảng Ngãi, bông Điện Bàn,...

Tháp Bảo Thiên ở Hồ Hoàn Kiếm là do tù binh Chăm xây dựng. Tượng Garuda ở chùa Châu Lâm, quận Ba Đình ; Chùa Mía ở xã Đường Lâm, huyện Ba Vì hay Chùa Đinh Xá ở xã Đinh Xá, huyện Kim Bảng hoặc tượng bà chúa Liễu thấp thoáng hình bóng thần Thiên Y trong ngôi đền ở Thanh Hoá hay dấu tích ở vùng Thạch Thất, Hoài Đức phía tây Thăng Long và vùng Bắc Ninh, Bắc Giang của Bà Chúa Lẫm. Cùng bao nhiêu dấu tích khác còn chưa được khảo cổ học động cập tới !

Chúng đã được người Việt thâu thái tạo nên những biến thể độc đáo. Hoà quyện nhưng vẫn giữ được nét khác biệt.

Hôm nay, nhắc đến Chăm, đa số nhắc đến một nền kiến trúc kì vĩ, một nền điêu khắc đặc sắc, hoặc truyền thống ca-múa-nhạc dân tộc, các lễ hội dân gian, dệt thổ cẩm hay chế tác gốm,… Và, không gì khác. Nhưng, dân tộc có bia chữ Phạn, có chữ viết bản địa sớm như Chăm, lẽ nào họ không là gì cả trong văn chương ? Lướt qua mấy công trình văn học sử Việt Nam, đâu là mảnh đất dành cho văn học Chăm ? ‒ Không chương nào, thậm chí không dòng nào. Đó là sự lạ. Vậy, làm sao có thể nói đến là tính toàn vẹn của văn học Việt Nam ?

Văn chương không chủ ở số lượng. Nếu người viết Chăm hiện thời sáng tác thêm một sử thi Akayet Dewa Mưno hay một trường ca Ariya Glơng Anak mới, thì văn chương Chăm chẳng vì thế mà lớn hơn. Ngược lại với Chăm, nếu dân tộc này góp thêm một Truyện Kiều hay một Hồ Xuân Hương mới, nó chẳng có tác động tích cực nào đến phát triển văn học Việt Nam cả !

Vấn đề là cái KHÁC. Vậy Chăm có cái gì khác ?

Không kể truyện cổ hay truyền thuyết, ca dao hay tục ngữ ; cũng chưa kể tới các trường ca triết lí như Ariya nau ikak (Thơ đi buôn) hay các trường ca thế sự như Ariya Ppo Parơng, riêng về hình thức, thể ariya Chăm, như lục bát Việt, linh hoạt trong cấu trúc, nên khả năng sáng tạo rất lớn. Đừng nói ai có trước hay ai vay mượn ai, trong khoảng mù mờ của lịch sử. Do cấu trúc ngôn ngữ khác nhau (đa hay đơn âm tiết là một trong những), nên lối phát triển hai dòng thơ đã có khác biệt nhất định ; từ đó nó làm đa dạng thơ ca tiếng Chăm lẫn tiếng Việt.

Về nội dung đề tài : 250 minh văn Champa được sáng tác từ thế kỉ thứ ba đến thế kỉ thứ mười lăm bằng cả tiếng Phạn lẫn tiếng Chăm cổ là cái được kể đầu tiên. Ba Sử thi ‒ Akayet Chăm có xuất xứ từ/mang âm hưởng Mã Lai / Ấn Độ được viết vào thế kỉ XVI - XVIII, là sáng tác thành văn đặc trưng Chăm, một hiện tượng không có trong văn học sử Việt Nam. Nữa, khác với các dân tộc anh em ở Tây Nguyên như Êđê hay Bana,… sử thi Chăm được văn bản hoá từ thế kỉ mười sáu. Các Trường ca - Ariya trữ tình nổi tiếng mà nội dung mang chở sự đối kháng quyết liệt giữa Hồi giáo – Bà-la-môn giáo dẫn đến đổ vỡ và cái chết, cũng là một dị biệt khác.

Như vậy, bên cạnh kiến trúc và điêu khắc, phong tục tập quán cùng ca-múa-nhạc,… văn chương và ngôn ngữ Chăm ít nhiều đã được biết đến. Còn bao nhiêu mảnh vụn khác nữa của nền văn hoá văn minh phong nhiêu kia đang bị lãng quên ?!


Kính thưa quý vị !

Một chàng trai nhà quê khởi đầu cuộc đi vào lòng văn hoá dân tộc “ từ bàn chân trần trắng, từ con số âm, từ con số không – có lẽ ”. Không miếng tư liệu, không mảnh bằng, túi rỗng không, còn mục tiêu thì xa hun hút. Hơn nửa đời hư, chàng trai ấy hôm nay đứng ở diễn đàn này để nhận phần thưởng cao quý từ quý vị. Tôi nghĩ phần thưởng không chỉ dành cho cá nhân tôi với vài thành tích khiêm tốn đạt được mà hơn thế, nó còn là tiếng nói khích lệ các thế hệ sắp tới. Bằng tri thức mới, nhiệt tâm và nỗ lực mới, họ sẽ đi những bước đi mới, không kém trắc trở và gian nan, với hi vọng làm sống dậy nền văn hoá văn minh kia, như là một cách bảo tồn bản sắc dân tộc, góp phần vào đa dạng hoá nền văn hoá Việt Nam, rộng hơn ‒ văn hoá nhân loại.

Xin cảm ơn và kính chúc quý vị sức khoẻ và hạnh phúc.


Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 17 tháng 3, 2010

Thư gửi National Geographic Society

Nguồn : Diễn đàn

Thư gửi Hội Địa dư Quốc gia (Mĩ)
To The National Geographic Society





Chúng tôi đăng dưới đây bản gốc tiếng Anh (và bản dịch tiếng Việt) bức thư của ba nhà nghiên cứu Ngô Vĩnh Long, Tạ Văn Tài và Vũ Quang Việt gửi Hội Địa dư Quốc gia (Mĩ) yêu cầu họ sửa lại một sai lầm trên bản đồ Đông Nam Á.

March 12, 2010

NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY
1145 17th St, NW
Washington, D.C 20036-4688
nationalgeographic.com/magazine
ngsforum@ngm.com

Attn: Mr. Chris Johns, Editor in Chief





Dear Mr. Chris Johns,

The new World Political Map (Item 22005C, 2009), published by the National Geographic Society (NGS), shows the Paracel Islands in Southeast Asia (SEA) as belonging to China, in contrary to the 1943 and 1994 maps. This must be an error that puts the NGS as taking side on the disputed status of the archipelago whose legal status has not been arbitrated by any international legal body. In the interest of scholarship and fairness, we ask you to consider corrective actions based on the following facts :

  1. Both China and Vietnam have presented historic evidences of their possession of the Paracels dating back to the 15th century. In the 19th and 20th century, the Paracels were identified as part of Vietnam when it was a protectorate of France. It was returned to South Vietnam in 1954 and the South Vietnamese posted garrisons and exploited natural resources there. In 1974, taking advantage of the American withdrawal from South Vietnam, China attacked the South Vietnamese and took the archipelago over by force. Since then Vietnam never ceded rights to the archipelago and international scholars classed it as “disputed”. There are numerous documents regarding these facts. Due to lack of space, we cite only the following:

    2. China has claimed practically the entire SEA waters bordered by Hainan, Vietnam, Malaysia, Indonesia, Brunei and the Philippines as its maritime territory (see map). It uses Paracels and some islands of the Spratly archipelagos, which it also took over by force in a 1988 bloody invasion, as centerpieces of the claim. It is building a nuclear navy base on Hainan and several airfields on the Paracels and Spratlys in order to patrol this vast expanse of international water; claiming all mineral rights; forbidding the fishing activities of Southeast Asian countries; and controlling the vital sea routes between Singapore and Japan. In fact, it has challenged the presence of the United States in the area by harassing U.S. signals surveillance planes and research ships (e.g., April 1, 2000, incident regarding the US Navy 1EP-3 aircraft and the March 8, 2009, incident regarding the US Navy ship Impeccable.)

bando
Map : From UNCLOS and CIA, published by BBC News

    3. Currently SEA countries and China have submitted papers with the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS) governing body, outlining competing claims and professing adherence to the convention. While an international effort to mediate and arbitrate the claims appears rational, China insists on dealing with the smaller nations one-on-one, leaving interested parties such as the United States, India, Japan, Russia and other SEA nations out of the talks. The disputed nature of the Paracels and Spratlys is clear and potentially dangerous to world peace.

The NGS publications and maps are widely read and consulted all over the world for references. Your corrective actions for the hopefully inadvertent error will confirm the reputation of the NGS that it does not take side in disputed geopolitical matters.

We request that you return the annotation in National Geographic’s 2006 Atlas of the World, which states that: “Paracels Islands:administered by China, claimed by Vietnam”, which is more accurately representing current situation.

Thank you for your attention.

Sincerely,

Ngo Vinh Long, Ph.D., Professor of Asian Studies and US-Asian Relations, University of Maine.

Tai Van Ta, Ph.D., former Saigon Law School professor and Law lecturer and Research associate, Harvard Law School, Attorney at law.

Vu Quang Viet, Ph.D., former Chief of National Accounts Statistics, United Nations. Author of several papers presented at Workshop “South China Sea Disputes in Vietnamese Context” on November 18, 2009 at the Council of Southeast Asian Center, Yale University.







(bản dịch - của Diễn Đàn)

NATIONAL GEOGRAPHIC SOCIETY

1145 17th St, NW

Washington, D.C 20036-4688

nationalgeographic.com/magazin

ngsforum@ngm.com

Xin lưu ý : Ông Chris Johns, Tổng Biên Tập

Thưa Ông Chris Johns,

Bản đồ Chính Trị Thế Giới (Số 22005C, 2009) mà Hội Địa Dư Quốc Gia (NGS) mới công bố, ghi chú Quần Đảo Paracels trong biển Đông Nam Á (SEA) là thuộc Trung Quốc, khác hẳn với các ghi chú trong các bản đồ NGS phổ biến năm 1943 và 1994. Đây hẳn là một sai lầm khiến cho NGS ngả về một bên trong cuộc tranh chấp về quần đảo này trong lúc chưa hề có bất cứ một cơ quan pháp luật quốc tế nào phán quyết về thẩm quyền. Trong tinh thần học thuật, nghiên cứu và công bằng, chúng tôi yêu cầu NGS điều chỉnh trên cơ sở những sự kiện sau đây :

  1. Cả Trung Quốc và Việt Nam đã đưa ra những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền trên quần đảo này từ thế kỷ 15. Vào thế kỷ 19 và 20, khi Việt Nam đặt dưới chế độ bảo hộ của nước Pháp thì quần đảo Paracels đã được xác định thuộc lãnh thổ Việt Nam. Năm 1954 quần đảo này được trao cho Nam Việt Nam và Nam Việt Nam đã đặt quân đồn trú và tiến hành khai thác tài nguyên tại đây. Năm 1974, thừa cơ Hoa Kỳ rút khỏi Nam Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo bằng vũ lực. Từ đó tới nay, Việt Nam chưa hề chuyển nhượng chủ quyền của mình, và giới học giả quốc tế đều ghi nhận quần đảo này là đối tượng “tranh chấp”. Có rất nhiều tài liệu liên quan tới những sự kiện này, nhưng vì thiếu chỗ, chúng tôi chỉ đơn cử nhưng tài liệu sau đây :

  1. Trung Quốc đã đưa ra yêu sách theo đó hầu như toàn bộ vùng biển Đông Nam Á nằm giữa Hải Nam, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines (xem bản đồ) là lãnh hải của mình. Họ dùng Paracels và một số hòn đảo thuộc quần đảo Spratly mà họ đã gây đổ máu, cưỡng đoạt năm 1988, làm chủ chốt cho những yêu sách này. Trung Quốc hiện đang xây một căn cứ tàu ngầm hạt nhân tại Hải Nam, cùng nhiều phi trường trên hai quần đảo Paracels và Spratly với mục đích tuần tra vùng biển quốc tế mênh mông này, đòi toàn quyền khai thác khoáng sản, ngăn cấm hoạt động của ngư dân các nước Đông Nam Á ; kiểm soát các tuyến đường hàng hải huyết mạch giữa Singapore và Nhật Bản. Thậm chí, Trung Quốc còn thách đố sự có mặt của Hoa Kỳ tại vùng biển bằng các sự kiện như quấy nhiễu máy bay thám báo và tàu khảo sát của Hải Quân Mỹ (ví dụ, sự kiện phi cơ 1EP-3 bị chiến đấu cơ Trung Quốc va đụng ngày 1 tháng 4 năm 2000 và tầu hải dương học Impeccable bị xua đuổi ngày 8 thảng 3 năm 2009.)

biendong
Yêu sách về lãnh hải của Trung Quốc
theo « đường lưỡi bò » (màu đỏ);
Đường màu xanh : vùng đặc quyền 200 hải lí theo UNCLOS
Nguồn bản đồ : UNCLOS và CIA do BBC công bố

.

3. Hiện nay các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đều đã nộp hồ sơ tới cơ quan quản trị Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), trình bầy chủ quyền của mình và tuyên bố sẽ tuân thủ Công ước. Mặc dù ai cũng thấy cần phải có một cố gắng dàn xếp và phán xử các tranh chấp này, Trung Quốc lại khăng khăng đòi đàm phán tay đôi với từng nước nhỏ và gạt ra rìa các nước hữu quan như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Nga và các nước Đông Nam Á khác. Rõ ràng là sự tranh chấp về chủ quyền về quần đảo Paracels và Spratly là rất rắc rối và có cơ nguy cho hòa bình thế giới.

Các ấn phẩm và bản đồ của NGS đã được rất nhiều người đọc và tham khảo khắp thế giới. Chúng tôi hi vọng lỗi ghi chú như đã nói ở trên là vô tình và NGS sẽ có cách chỉnh sửa thích ứng. Sự điều chỉnh này sẽ xác nhận thanh danh của NGS là không thiên vị trong các vấn đề tranh chấp địa chính trị.

Chúng tôi yêu cầu NGS dùng lại ghi chú của Atlas Thế Giới do NGS xuất bản năm 2006 : “ Quần đảo Paracel hiện do Trung Quốc quản trị nhưng Việt Nam đòi chủ quyền ”, phản ánh tương đối đúng tình trạng hiện thời.

Chúng tôi cảm ơn sự chú ý của Ông.

Kính thư,

Ngô Vĩnh Long, Tiến sĩ, Giáo Sư Nghiên cứu Á Châu và Quan hệ Á-Mĩ, Đại học Maine.

Tạ Văn Tài, Tiến sĩ, nguyên giáo sư Đại học Luật khoa Sài Gòn, giảng viên và nghiên cứu viên liên kết Đại học Luật Harvard, Luật sư.

Vũ Quang Việt, Tiến sĩ, nguyên Trưởng ban Thống kê Quốc gia, LHQ, tác giả nhiều bài tham luận về Tranh chấp Biển Đông tại Trung tâm nghiên cứu ĐNA, Yale University, 18 tháng 11, 2009.


Share/Save/Bookmark

Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

Giới thiệu “Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI” của Nguyễn Trung

Nguồn : Bauxite Việt Nam

Nguyễn Quang A - Nguyễn Trung



Trên tạp chí Thời đại mới số tháng 3 năm 2010, học giả Nguyễn Trung vừa công bố bài viết Việt Nam trong thế giới của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI. Bài viết là một kiến giải mới của tác giả về con đường tất yếu của Việt Nam trên chặng đường mười năm tới. So với Thời cơ vàng viết cách nay 4 năm, nhiều nhận định của tác giả có sự thay đổi căn bản, do tình hình Việt Nam và thế giới lúc này đã biến chuyển khác trước nhiều. Chỉ xin dẫn chứng một thí dụ, đoạn tác giả nói về vấn đề “diễn biến hòa bình” mà hầu như bất kỳ người đương chức đương quyền nào của Đảng và Nhà nước đến nay vẫn phát ngôn chính thức rằng đó là mối đe dọa hàng đầu của các lực lượng thù địch (hiểu ngầm là Âu Mỹ) đối với nước ta: “Nếu các cường quốc phương Tây lúc này có quốc sách lật đổ hay diễn biến hòa bình để hạ gục nước ta, tại sao một số nước trong các nước phương Tây lại đồng ý nâng quan hệ hợp tác với nước ta lên tầm đối tác chiến lược? Các nước phát triển từ hàng chục năm nay liên tục dành cho nước ta những khoản viện trợ ODA không nhỏ, nguồn vốn tài trợ này góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Hàng năm Chính phủ ta tiếp tục vận động các nước duy trì nguồn tài trợ này. Hội nghị các nước tài trợ ODA tháng 12-2009 đã quyết định viện trợ ODA cho Việt Nam 8 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay – trong lúc bản thân những nước này chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Tại hội nghị này các nước nhấn mạnh: muốn phía Việt Nam xử nghiêm khắc vụ Huỳnh Ngọc Sỹ và đẩy mạnh chống tham nhũng nói chung, đình chỉ một số vụ việc mất dân chủ và nhân quyền… Giữa lúc nước ta đang nỗ lực khắc phục khủng hoảng kinh tế, sự giúp đỡ này càng có ý nghĩa. Có thể coi những đòi hỏi này của các nước viện trợ là diễn biến hòa bình chống đối hay lật đổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Còn chủ trương của trong nước dùng vấn đề “diễn biến hòa bình” để giải quyết những vấn đề trong nội bộ nước ta lại là câu chuyện hoàn toàn khác.
Sự thực có một thứ diễn biến hòa bình khác nhất thiết phải vô hiệu hóa, đó là sự câu kết giữa tham nhũng, tha hóa ở trong nước và bàn tay can thiệp của quyền lực mềm từ bên ngoài. Song cho đến nay chưa được đặt ra yêu cầu chống sự diễn biến nguy hiểm này. Những dự án kinh tế lớn công nghệ lạc hậu có vốn đầu tư nước ngoài được hình thành thông qua những quá trình đấu thầu méo mó, tình trạng buôn lậu, xuất khẩu lậu những khối lượng hàng hóa lớn và nhiều sự việc nghiêm trọng khác đã xảy ra… đòi hỏi phải ngăn ngừa sự lũng đoạn nguy hiểm này”.
Đại loại, ý kiến của người viết đặt ra nhiều vấn đề có sức lay động nhận thức của mỗi chúng ta là như vậy.
Tuy nhiên, bản luận văn của học giả Nguyễn Trung lại có đặc điểm là rất dài, có lẽ muốn giải quyết hết mọi vấn đề, nhằm phục vụ giới nghiên cứu lý thuyết chính trị học là chính, trong khi mục tiêu của BVN lại nhắm nhiều vào đại chúng và muốn kết hợp lý thuyết với thực tiễn một cách thật sáng, gọn. Vì vậy, chúng tôi đã nhờ TS Nguyễn Quang A viết cho một bài giới thiệu bản luận văn đó để những bạn đọc không có thì giờ đọc hết, vẫn có thể nắm được những điều cốt tủy.
Dưới đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS Nguyễn Quang A cùng với 2 chương III và IV trích từ nguyên văn bài Nguyễn Trung. Nếu những ai muốn đọc toàn bài cũng rất dễ dàng, xin cứ bấm vào đường link ở dưới cùng, đã được chuyển đổi sang dạng pdf.
Bauxite Việt Nam



Share/Save/Bookmark

Chủ Nhật, 7 tháng 3, 2010

Thông báo tạm dừng hoạt động 15 ngày của diễn đàn X-Cafe

Nguồn : Dân Luận
Tinman

Kính gửi toàn thể các thành viên và bạn đọc diễn đàn X-Cafevn,

Giai đoạn từ ngày 19/1/2010 cho đến hiện tại một trong những giai đoạn khó khăn nhất mà diễn đàn X-Cafe đã trải qua kể từ ngày thành lập đến nay. Diễn đàn đã bị tin tặc tấn công bằng DDoS nặng từ ngày 19/1/2010, trùng vào thời điểm chính quyền trong nước xét xử và tuyên án các nhà dân chủ ở Việt Nam. Điều này cho thấy đây là một hành động có hệ thống và có chỉ đạo hẳn hoi vì nó được kết hợp với sự việc các ISP ở Việt Nam đồng loạt dở bỏ firewall để tin tặc có thể dùng nhiều máy trong nước tấn công vào máy chủ của diễn đàn. Đây là một tấn công kéo dài liên tục trong nhiều ngày với một hệ thống botnet hỗ trợ với gần 40 nghìn máy tham gia. Vào thời điểm bị tấn công mạnh nhất, toàn bộ đường truyền của máy chủ hoàn toàn bị bão hoà.

Các thành viên kỹ thuật của diễn đàn đã phải làm việc cật lực và liên tục trong nhiều ngày để chống trả các đợt tấn công này và họ đã giữ vững được hoạt động của diễn đàn trong suốt giai đoạn vừa qua.

Sau khi các hành động DDoS thất bại, tin tặc lại tiến hành thêm một bước tấn công khác. Ngày Chủ nhật 28/2/2010, tin tặc giả dạng làm thành viên diễn đàn và đăng link có virus gài bẫy một thành viên của Ban Quản trị và đã lấy được thông tin đăng nhập vào phần quản trị của diễn đàn (Admin Control Panel). Sau nhiều giờ thâm nhập, tin tặc đã tải được hồ sơ của hơn 19 nghìn thành viên trong đó có hơn 7 nghìn thành viên đang sinh sống tại Việt Nam. Sau đấy tin tặc lại dùng những dữ liệu ăn cắp được để gửi email thông báo diễn đàn sẽ đóng cửa hoặc doạ dẫm các thành viên trong nước. Và tồi tệ hơn, tin tặc đã đăng toàn bộ thông tin của thành viên của diễn đàn tại một website khác nhằm gây hoang mang, sợ hãi cho các thành viên ở trong nước.

Qua phân tích của ban kỹ thuật X-Cafe, vụ đột nhập ngày 28/2 là một hành động có tổ chức vì có nhiều người tham gia từ các máy tính xuất phát từ Việt Nam và trong số máy tính được sử dụng, có cả máy tính có địa chỉ xuất phát từ Trung Quốc. Thông qua những phương pháp mà tin tặc sử dụng để viết thông báo giả mạo, nội dung cùng lối trình bày thông báo, chúng tôi tin rằng đây chính là nhóm tin tặc đã thực hiện các hành động thâm nhập tương tự đến các diễn đàn talawas, Bauxitvn và các blog cá nhân trong nước trong thời gian qua. Chúng tôi đã thu thập toàn bộ những chứng cứ liên quan đến vụ việc này và đã điền hồ sơ truy tố những hành động phạm pháp này mang tính quốc tế này với cơ quan IC3 trực thuộc FBI của Hoa Kỳ.

Ban quản trị diễn đàn X-Cafe rất hối tiếc về sự sơ xuất vô tình mang lại hậu quả trầm trọng của mình vừa qua. Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành đến với tất cả những thành viên bị ảnh hưởng bởi sự việc này, đặc biệt là những thành viên trong nước. Chúng tôi đã đánh mất sự tin tưởng của các bạn. Dù giải thích như thế nào chăng nữa, việc này sẽ ít hoặc nhiều ảnh hưởng đến các bạn, nhất là khi các bạn đang phải sống trong một thể chế mà sự khủng bố tinh thần được dùng như một dụng cụ pháp trị.

Điều đáng buồn là chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 nhưng con người lại có thể bị đe doạ, bịt miệng, thậm chí bị trừng phạt bởi vì họ muốn nói lên sự thật hay bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hoà. Những điều mà ngay cả khi đất nước còn bị thực dân, phong kiến đô hộ hay một nửa phần đất nước còn bị "xâm lược" cũng không hề xảy ra. Sự việc đáng tiếc này sẻ không bao giờ xảy ra ở một đất nước có tự do ngôn luận và có một nền dân chủ thật sự và nó chứng tỏ rằng ở Việt Nam hoàn toàn không có tự do ngôn luận và hoàn toàn không có quyền dân chủ như giới lãnh đạo và chính quyền Việt Nam từng tuyên bố.

Sự việc này đã tác động mạnh đến các thành viên ban quản trị diễn đàn X-cafe và đã làm chúng tôi mệt mỏi và thậm chí muốn rút lui ra khỏi cuộc chiến không cân sức này. Tuy nhiên khi cân nhắc lại những gì xảy ra trong xã hội Việt Nam hiện nay, chúng tôi thật sự thấy mình cần phải tiếp tục vượt qua các khó khăn này, tạo ra và đảm bảo một môi trường tự do ngôn luận không bị quản chế bởi bất kỳ một thế lực chính trị nào để mỗi thành viên của diễn đàn được bày tỏ quan điểm của mình nhằm đòi hỏi những quyền chính đáng của một công dân bao gồm quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến của mình. Từ những động lực này, BQT quyết tâm tiếp tục duy trì hoạt động của diễn đàn và cố gắng sẻ tiếp tục phát triển để đem lại nhiều lợi ích hơn cho xã hội Việt Nam khi sự suy thoái về đạo đức, lương tâm ngày càng trầm trọng hơn.

Để có thể thực hiện được quyết tâm này, ban quản trị diễn đàn X-Cafe quyết định sẽ tạm đóng cửa diễn dàn vào sáng ngày thứ Hai 8/3/2010 (giờ VN) cho đến ngày 22/3/2010 để bảo trì, nâng cấp và tạo những thay đổi cần thiết. Trong giai đoạn tạm ngưng hoạt động này, tất cả những cập nhật, thông tin và trao đổi của thành viên có thể tiếp tục thực hiện tại trang Facebook: http://www.facebook.com/pages/X-Cafevn/329192838497 và Wordpress Blog: http://xcafevietnam.wordpress.com/

Chúng tôi hy vọng sau thời gian đóng cửa và nâng cấp, diễn đàn sẽ được gặp lại toàn bộ các bạn. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo một môi trường sinh hoạt an toàn hơn cho mọi thành viên để chúng ta có thể tiếp tục tham gia sinh hoạt, thảo luận hay trao đổi ý kiến và kinh nghiệm theo tinh thần "tôn trọng sự khác biệt" của diễn đàn.

Đại diện ban quản trị diễn đàn X-Cafe,
Tinman


Share/Save/Bookmark

Thứ Tư, 3 tháng 3, 2010

Nhân Văn Giai Phẩm phần XII : Hoàng Cầm

Nguồn : RFI
Thụy Khuê

Về Kinh Bắc là bản hùng ca bi tráng, vào đêm. Đêm của người thất trận, nhưng không thoái gót. Về Kinh Bắc là về đất mẹ Luy Lâu (Kinh Bắc), kinh đô văn hoá đầu tiên của nước Việt, để dâng sớ kể tội "triều đình" đàn áp tư tưởng, càn quét nhân tài. Nội dung ấy được giấu trong những câu thơ kín đáo, rồi lại đảo lộn thứ tự như sấm Trạng Trình. Đọc qua không thể hiểu. Hoàng Cầm trả lời mọi thanh trừng bức bách. Nhưng kẻ ra lệnh bắt Hoàng Cầm đã hiểu.

Muốn tìm hiểu một giai đoạn nào của Lịch Sử lớn, không thể không tìm hiểu lịch sử nhỏ của những người đã đóng góp tích cực vào sự tiến hoá hay thoái hoá của giai đoạn này. Trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm, tiểu sử những người có công tiêu diệt phong trào NVGP được phóng đại tô màu, vinh thăng ca ngợi. Còn lịch sử những người có công đầu trong kháng chiến chống Pháp, nhưng sau này trở thành những thành viên NVGP, đã bị xoá, tẩy, bôi nhọ, tác phẩm bị loại trừ. Hoàng Cầm là một khuôn mặt điển hình.




Share/Save/Bookmark

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2010

Tin và không tin

Nguồn : DCVOnline
DCVOnline: Ngày nay một trong những ưu tư của bất cứ người Việt Nam nào còn quan tâm đến tình trạng đất nước là sự thờ ơ của giới trẻ đối với thời cuộc. Khi nhìn vào lối sống của tuổi trẻ trong nước người ta thường bắt gặp các hình ảnh ăn chơi, nhậu nhẹt, đạo đức suy đồi. Thanh thiếu niên Việt Nam ngày nay hình như am tường về tình hình các đội bóng đá bên Âu châu hay Nam Mỹ hơn là các vấn đề bức thiết của đất nước.

Thêm vào đó, sự đàn áp, khủng bố những người yêu nước, nhất là trong giới thanh niên, của nhà cầm quyền cộng sản như một tảng băng đè nặng, cố tình làm nguội đi bầu máu nóng của tuổi trẻ.

Tuy vậy, bên dưới tảng băng kia những làn sóng ngầm vẫn âm ỉ. Vẫn còn những người trẻ lớn lên trong lòng chế độ biết nhận thức được đâu là lẽ phải. Họ biết và biết rất nhiều hơn người ta tưởng nhưng họ chưa có điều kiện để nói.

Điều này được chứng minh qua bài viết của một blogger còn rất trẻ, sinh ra và lớn lên trong nước, hiện đang sống tại Na Uy. Bài viết này của tác giả đã được nhiều website đăng tải trong thời gian gần đây. Tin rằng nội dung bài viết có nhiều điểm cần được chia sẻ với các bạn trẻ trong và ngoài nước, DCVOnline xin đăng lại nhằm giới thiệu cùng bạn đọc và xin cám ơn tác giả, blogger Joyce Anne Nguyễn.

Tin và không tin trong xã hội Việt Nam


Joyce Anne Nguyễn

Khi viết bài này trong chuyến tàu đi từ Prague đến Warsaw, tôi không có hy vọng sẽ tạo nên một sự thay đổi về quan điểm của người đọc. Không hy vọng lớp trẻ Việt Nam đang sống tại Việt Nam có thể có cách nhìn khác hơn về hệ thống xã hội Việt Nam, đơn thuần là tôi viết chỉ để viết, viết quan điểm và cách nhìn của tôi. Tôi đã cố gắng để không bị xem là phiến diện nhưng quan điểm cần rõ ràng hoặc bên này hoặc bên nọ, không có thói quen đứng dạng chân cùng lúc hai quan điểm.

Không hẳn mọi điều ta cần phải tin đều là sự thật và chân lý. Cũng có khi đó chỉ là tuyên truyền. Tôi không tin vào điều tôi nghe và đọc, tôi không tin vào những lời người khác nói và ép buộc tôi phải nghe. Tôi chỉ tin vào những gì tôi đã tận mắt thấy, quan sát và trải nghiệm. Từ thực tế tôi tiếp nhận nhiều luồng và lối nghĩ khác nhau để rút ra kết luận riêng của mình. Dù là tuyên truyền hay không, đó cũng vẫn là cách nhìn và cách nói của những người khác, không phải của tôi.


Joyce Anne Nguyễn trên tháp Eiffel (Paris)
Nguồn: OntheNet

Tôi sinh ra ở Sài Gòn, và lớn lên ở Sài Gòn. Và tôi rời Sài Gòn ngày 22/04/2009 (đến Na Uy ngày 23/4). Tương đối đủ để hiểu về cuộc sống của con người tại Việt Nam, để thấy những ngóc ngách khía cạnh khác nhau của xã hội Việt Nam mà nhiều người Việt Nam sinh tại nước ngoài chỉ về một vài lần không thể thấy hết được. Trong cách nghĩ của tôi, sống trong một thời gian dài và ghé thăm vài lần, mỗi lần vài tuần là hai việc hoàn toàn khác nhau. Những người sống trong nước có thể không biết nhiều về chính trị nhưng thấy rõ những mặt xấu và hạn chế trong môi trường mình đang sống.

Ở đây, tôi nói về việc tin và không tin trong xã hội Việt Nam.


Share/Save/Bookmark
Related Posts with Thumbnails