Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2009

Phần 1 : Thế giới từ năm 1945 đến nay - Chương 1 : Thế giới năm 1945 (SGK lớp 12 của Pháp, trang 18 – 39, Lịch sử hiện đại)

Trang chính : Lịch Sử

Phần 1 : Thế giới từ năm 1945 đến nay - Chương 1 : Thế giới năm 1945 (SGK lớp 12 của Pháp, trang 18 – 39, Lịch sử hiện đại)

Nguồn : SGK môn Lịch Sử lớp 12 (ban văn học, ban kinh tế và xã hội, ban khoa học) của Pháp, chủ biên Guillaume Le Quintrec, ấn bản năm 2008 ( Histoire Term L-ES-S sous la direction de Guillaume Le Quintrec, édition 2008)


Chuyển ngữ : Chuồn Chuồn

Trang 18 – 19

Phần

1

Thế giới từ năm 1945 đến nay

B CỤC PHẦN 1

Chương 1

Thế giới năm 1945

20

Chương 2

Từ « xã hội công nghiệp » đến « xã hội truyền thông »

40

Chương 3

Hai mô hình hệ tư tưởng lớn (1945 - cuối những năm 1960)

66

Chương 4

Sự đối đầu Đông – Tây đến những năm 1970

96

Chương 5

Châu Âu và thế giới (1850 – 1939)

120

Chương 6

Các nước thế giới thứ 3 phi thực dân hóa vào những năm 1970

142

Chương 7

Tìm kiếm trật tự thế giới mới từ những năm 1970

168


Trang 20 - 21

CHƯƠNG

1

Thế giới năm 1945

Tin đầu hàng của Đức và Nhật khiến cả thế giới vui mừng sau cuộc chiến năm năm khốc liệt hơn tất cả các cuộc chiến từng có. Tuy nhiên, sự tổn thất sâu rộng, thiệt hại về nhân mạng và sự phá hủy vật chất đã nhanh chóng làm thức tỉnh về cái giá phải trả cho chiến thắng này và về những thách thức của việc tái kiến thiết. Loài người hy vọng rằng năm 1945 sẽ là điểm khởi đầu của một kỉ nguyên mới của hòa bình, của công lý xã hội, của sự phồn vinh và của nền dân chủ.

--> Chiến tranh đã gây ra những thiệt hại về nhân mạng, vật chất và tinh thần nào ?

--> Làm thế nào những người chiến thắng đã thu hút người ta là sẽ đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn ?

  1. Niềm say chiến thắng…

Ngày 7 tháng năm 1945 ở New York, đoàn người ăn mừng chiến thắng quốc xã.

  1. … Ước ao rằng hàng triệu chiến sĩ đã không phải hy sinh vô ích.

Bức tranh mĩ của D.R.Fitzpatrick, năm 1945, về việc thành lập LHQ, được xem như là phương cách tốt nhất để giữ gìn hòa bình sau hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trang 22 – 23

BẢN ĐỒ

Thế giới năm 1945

Ngay sau chiến tranh, bản đồ thế giới bị đảo lộn. Những siêu cường quốc mới là nước , liên bang Sô Viết mà lực lượng quân sự của họ chiếm những vùng lãnh thổ lớn. Lúc này vẫn chưa hình thành các nhóm nước vì chưa có việc « phân chia thế giới » tại Yalta (tháng hai năm 1945), và chiến tranh lạnh chưa bắt đầu. Nhưng những căng thẳng dữ dội cũng đã phát sinh giữa những người cộng sản và những người không cộng sản. Điều này dẫn đến nội chiến ở Trung Quốc và Hi Lạp.

PhápAnh cũng là những nước chiến thắng trong chiến tranh, nhưng quyền lực thuộc địa của họ đang trong tình trạng bị lung lay. Kể từ năm 1945, một phong trào quần chúng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ phát triển tại nhiều điểm trong đế quốc của họ. Những dân tộc thuộc địa đòi độc lập. Diễn biến này đôi khi dẫn đến các cuộc nổi loạn như ở Algérie và ở Ấn Độ (xem 146 – 147).

Để xây dựng một thế giới hòa bình, LHQ được thành lập bởi hiến chương kí kết tại San Francisco ngày 26 tháng sáu năm 1945. Nhật và Đức, những kẻ chiến bại mạnh nhất, bị loại trừ. Năm nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an đóng vai trò quyết định. LHQ bàn về tất cả ước vọng hòa bình giữa các nước có chiến tranh, có những vấn đề trực diện với những căng thẳng mới.

CÂU HỎI

1. Trong những khu vực nào nguy cơ về đối đầu giữa hai siêu cường quốc là lớn nhất ?

2. Trong các nước thuộc địa nào có phong trào quần chúng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ ? Tại sao ?

3. Châu Á và Châu Phi đã tham dự vào việc thành lập LHQ như thế nào ?

Trang 24 – 25

BẢN ĐỒ

Châu Âu năm 1945

Thế chiến II làm đảo lộn bản đồ Châu Âu. Liên bang Xô Viết (URSS) sáp nhập nhiều lãnh thổ ở ngoại vi phía tây, mặt nào đó xóa bỏ được sự thụt lùi ở phía đông mà họ thua vào năm 1918. URSS giữ những lãnh thổ chiếm được vào những năm 1939-1940 (căn cứ vào điều khoản bí mật của hiệp ước Đức – Liên Xô) : Carélie (xâm hại Phần Lan), ba xứ Baltes (do đó ba xứ này cũng mất độc lập), Biélorussie (xâm hại Ba Lan), Bessarabie (hiện nay thuộc Moldavie) và Bukovine (xâm hại Roumanie). Mặt khác, URSS sáp nhập Ruthénie (do Tchécoslovaquie « nhường lại ») và lãnh thổ này được sáp nhập vào Ukraine và phía bắc tây Prusse (lãnh thổ của Đức ở Konigsberg, nơi mà ngày nay là Kaliningrad).

Để bù trừ sự sáp nhập của Liên Xô, Ba Lan nhận những lãnh thổ lấy của Đức. Do đó, nước này tiến hành nới dịch 200km về phía tây. Biên giới giữa Ba Lan và Đức được xác lập dọc theo sông Oder và sông Neisse.

Nước Đức phải từ bỏ những lãnh thổ mà nó sáp nhập từ năm 1938 (nước Áo và dãy núi Sudètes), và từ bỏ cả Prusse, một lãnh thổ thuộc Đức từ rất lâu. Nước Đức chỉ tồn lại dưới hình thức liên bang, nó bị chiếm và chia thành bốn vùng (Staline chấp nhận sự tồn tại của một vùng thuộc Pháp với điều kiện là vùng này phải được trích ra từ vùng thuộc Anh). Berlin, nằm trong vùng thuộc Liên Xô, được chia thành bốn khu vực.

Nước Áo, được khôi phục dưới hình thức liên bang, cũng được chia thành bốn vùng chiếm đóng.

CÂU HỎI

1. Những nước nào được hưởng lợi từ việc sửa đổi lãnh thổ năm 1945 ?

2. Những dân tộc nào là nạn nhân của sự kiện này ?

3. Hãy giải thích sự di dân gây ra do chiến tranh. Tổng số dân Đức di tản là bao nhiêu ?

Trang 26

1

Một thế giới bị tổn thương sâu sắc

Bản tổng kết chiến tranh kinh khủng nhất mà nhân loại từng biết đến là bản tổng kết nào ?

A

Hơn 55 triệu người chết

Cuộc chiến bi kịch nhất trong lịch sử. Số nạn nhân khó ước lượng và lớn hơn rất nhiều so với thế chiến I. Sự ước tính có thể khác nhau giữa nhiều tác giả (doc.2). Tuy nhiên, tất cả các nhà sử học đều ước tính rằng sự mất mát về thường dân chiếm hơn một phân nửa tổng số nạn nhân, so với 5% vào năm 1918. URSS và trung, tây Âu bị ảnh hưởng nhiều ; Ba Lan mất 18% dân số.

Cường độ của cuộc chiến. Bản tổng kết thiệt hại nặng về nhân mạng được giải thích bởi sự khốc liệt của các trận đánh. Những cuộc ném bom chiến lược cũng đã làm chết 60 000 người chết tại Anh. Một phần tổn thất cũng là do dịch bệnh, nạn đói, kém dinh dưỡng gắn với việc phá hủy, cướp bóc của quân chiếm đóng và những cuộc truy hại.

Sự tàn bạo quái gở. Những người quốc xã đã tổ chức diệt chủng có hệ thống hơn 5 triệu người Do Thái, 200 000 người Di-gan và hàng nghìn người khác (người tật nguyền về tinh thần hay thể chất, đồng tính, vân vân.). Hoạt động được gọi là sankô sakusen do người Nhật tổ chức vào năm 1942 ở Trung Quốc đã dẫn đến thiệt mạng khoảng 2,7 triệu thường dân. Những cuộc tàn sát này đi kèm với những tội ác chiến tranh khác trong toàn Châu Á.

B

Một chấn thương kinh khủng

« Đừng bao giờ lập lại điều này » ! Việc phát hiện những việc tàn bạo này và sự trở về của những người bị giam ở trại tập trung để lại dấu ấn sâu sắc (tài liệu 1). Ngoài ra, những nạn nhân sống sót bị ám ảnh ngảy đêm bởi những kí ức về sự tàn bạo mà họ chịu đựng. Trừng phạt những người có tội trở thành một đòi hỏi về đạo đức, dẫn đến việc lập ra các tòa án quốc tế Nuremberg (xem pp.28-29) và Tokyo. Những tòa án này có vai trò xét xử những người quốc xã và người Nhật chịu trách nhiệm với tội danh mới và là điểm chính để buộc tội đó là : tội ác chống nhân loại.

Kỉ nguyên của sự sợ hãi bom nguyên tử. Hai quả bom hạt nhân do Mĩ thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 6 và 9 tháng tám năm 1945. 130 000 người chết ngay lập tức, 200 000 người chết vì ảnh hưởng bức xạ. Vũ khí nguyên tử chấm dứt chiến tranh ở Châu Á, đầu tiên nó gây ra những phản ứng phấn khích. Tuy nhiên, một số người ngay lập tức nhận ra rằng kể từ nay, toàn bộ hành tinh có thể biến mất (tài liệu 3).

C

Những tổn hại vật chất to lớn

Sự phá hủy và thiếu thốn. Những cuộc ném bom đã phá hủy những nhà máy, phương tiện giao thông và toàn bộ các thành phố (tài liệu 4). Ở URSS, nước bị thiệt hại nhiều nhất, 28 triệu người không nhà. Tại Ba Lan, cuộc chiến đã tiêu diệt 74% trang thiết bị đường sắt và 70% xí nghiệp công nghiệp. Những cuộc tàn phá cộng thêm việc cướp bóc của quốc xã làm xáo lộn hoạt động tiếp tế cho dân chúng. Sự thiếu thốn đẩy giá cả lên cao trong bối cảnh thất nghiệp nhiều. Sức mua giảm trong khi nhu cầu rất lớn. Việc phân phát lương thực theo khẩu phần và chợ đen do đó vẫn tồn tại rất lâu sau khi chiến tranh kết thúc.

Đất nước đổ nát. Nước Đức chiến bại và bị chiếm đóng và sống trong cảnh khốn khổ. Cuối năm 1946, 100 000 ngàn người ở Hambourg bị bệnh do nạn đói. Sự cần thiết phải tái xây dựng đồng thời nhà cửa, các xí nghiệp công nghiệp và các đường liên lạc có nguy cơ bóp nghẹt nền kinh tế của các nước thắng trận bị bần cùng do chiến tranh. Thực ra, cuộc chiến tốn kém nhiều và nợ của các nước này rất lớn. Một phần ba nguồn lực quân sự của Anh được tài trợ bởi tiền vay của Mĩ.

Nước giàu nhất. Trái lại, một số nước nằm ngoài khu vực cuộc chiến được xem là tăng trưởng thu nhập quốc dân. Argentine, Canada và nhất là Mĩ, những nước trở thành kho vũ khí cho quân đồng minh, làm giàu do cung cấp cho những nước tham chiến.

1

Sự tử đạo của những người bị giam trong trại tập trung

Áp phích của Paul Colin về sự tử đạo của những người bị giam trong trại tập trung trong thế chiến II, năm 1945.

KHÁI NIỆM KHÓA

Tội ác chống nhân loại : tội danh mới và là điểm chính để buộc tội được định nghĩa vào thời điểm vụ kiện Nuremberg (10/1945 – 11/1946) là « tội giết người, hủy diệt, hạ giá con người xuống tình trạng nô lệ, tội giam tại các trại tập trung, và tất cả các hành vi vô nhân tính khác gây bởi các mục tiêu chính trị, chính sách chủng tộc hoặc tôn giáo và được tổ chức bằng việc thực hiện kế hoạch có sắp xếp chống lại một nhóm thường dân ».

THUẬT NGỮ

Cuộc ném bom chiến lược : là cuộc ném bom hàng loạt từ trên không nhằm trước tiên cản trở việc liên lạc và tiếp vận của đối phương. Tiếp đến là nhắm đến các trung tâm đô thị. Mục đích tiêu diệt toàn bộ các thành phố trong khuôn khổ một chính sách khủng bố muốn làm xói mòn tinh thần của dân chúng quân địch.

Chợ đen : hệ thống trao đổi lậu xuất hiện khi nhà nước tổ chức phân phối theo khẩu phần trong hoàn cảnh thiếu lương thực. Để lách việc phong tỏa giá, những người bán bán hàng hóa của họ với giá cao nhất, vượt xa so với thị trường chính thức.

Sankô sakusen : nghĩa theo câu chữ là « chính sách ba toàn bộ » nghĩa là « giết toàn bộ, đốt toàn bộ, cướp toàn bộ ». Chiến dịch đất cháy do tướng Okamura chỉ huy ở miền bắc Trung Quốc và dẫn đến việc đốt cháy các làng mạc, tịch thu các sản phẩm nông nghiệp và biến dân chúng thành nô lệ.


Trang 27

2

Bảng tổng kết về nhân mạng của thế chiến II


3

Ảnh hưởng từ biến cố Hiroshima

Nước

Quân nhân

Dân thường

% tổng dân số năm 1939

nạn nhân Do Thái

Ba Lan

123 000

5 700 000

18%

2 700 000

URSS

8 600 000

16 000 000

14%

2 100 000

Yougoslavie

300 000

1 200 000

10,6%

60 000

Đức

3 500 000

2 000 000

8%

165 000

Hi Lạp

88 000

390 000

7%

60 000

Nhật

1 740 000

400 000

4,5%

-

Pháp

214 000

350 000

1,5%

76 000

Ý

243 000

153 000

1,2%

6 500

Anh

265 000

93 000

1%

-

400 000

-

0,2%

-

Trung Quốc

1 500 000

?

?

-

Một số nhà nghiên cứu Mĩ ước tính tổng số thiệt mạng là 72 triệu người. Họ dựa vào những công trình nghiên cứu đánh giá lại số nạn nhân ở Trung và Đông Âu từ khi những kho lưu trữ liên quan về sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng Sản mở cửa. Những nhà sử học này cũng ước tính số lượng nạn nhân Châu Á (từ năm 1937, ngày Nhật tấn công Trung Quốc) là đã bị đánh giá thấp.

Tại nước nào ở Châu Âu số dân thường thiệt mạng lớn nhất ? Tại sao ?

Những nước nào có vẻ tương đối ít bị ảnh hưởng ? Tại sao ?


Thế giới là chính nó, nghĩa là ít chuyện. Chính sự kiện mà mỗi chúng ta biết kể từ hôm qua nhờ vào sự đồng loạt loan tải dữ dội mà vô tuyến, các báo và các thông tấn xã vừa phát động vô chủ đề bom nguyên tử. Thật vậy, giữa một loạt những bình luận hăng hái, họ đã cho chúng ta biết là bất cứ thành phố nào lớn cỡ trung có thể bị san bằng hoàn toàn bằng một quả bom bự bằng một trái banh bóng đá. […] Có thể tóm lại trong một câu : Nền văn minh cơ khí vừa đạt tới mức độ tột cùng của nó về sự dã man. Trong một tương lai hầu như là gần, chúng ta phải chọn giữa việc tự sát tập thể và việc sử dụng khôn ngoan những thành quả khoa học đạt được. […] Vả lại, chúng ta không dễ thở trong một thế giới bị biến dạng. Thế là một mối lo âu mới đặt ra cho chúng ta. Đây hoàn toàn có mọi khả năng là mối lo cuối cùng. […] Nếu người Nhật đầu hàng sau sự kiện phá hủy thành phố Hiroshima […], chúng ta sẽ vui mừng. Tuy nhiên, chúng ta từ chối rút ra từ một tin hệ trọng như thế bất cứ điều gì khác ngoại trừ quyết định bênh vực mạnh hơn nữa ủng hộ cho một xã hội quốc tế đích thực, […] nơi mà chiến tranh, tai họa trở thành cứu cánh duy chỉ bởi kết quả của trí tuệ loài người và không còn phụ thuộc vào dục vọng hoặc học thuyết của nước này hay nước khác nữa. Trước viễn cảnh kinh khủng mở ra cho nhân loại, chúng ta vẫn nhận thấy tốt hơn rằng hòa bình là cuộc chiến đấu duy nhất đáng tiến hành.

Albert Camus, xã luận của tờ Combat, 8 tháng tám 1945, in Camus à Combat, Gallimard, Paris, 2002.

4

Trung tâm thành phố Berlin năm 1945


Phản ứng của Camus đối lập với những nhà báo đồng nghiệp của ông về điều gì?

Tác giả hình dung về tương lai quan hệ quốc tế như thế nào?

5

Những tội ác trong chiến tranh Nhật Bản

a. Nhìn từ phía một lính Nhật

Một trong những phương tiện chủ yếu để lấy thông tin là hỏi cung tù nhân. Sự tra tấn là điều tất yếu không thể tránh khỏi. [...] Tôi đã tin và hành động như vậy vì tôi đã tin chắc vào việc mình làm. Chúng tôi thực hiện những bổn phận mà người ta đã khắc sâu vào trí não. Chúng tôi đã làm những việc đó cho sự nghiệp vệ quốc của đất nước chúng tôi, [...] Trên chiến trường, chúng tôi chưa bao giờ từng coi những người Trung Quốc là con người. Khi bạn là người chiến thắng, những người thua dường như thực sự là những tên vô lại. Chúng tôi đã chứng tỏ rằng dòng giống Yamato1 là siêu đẳng.

Trích từ Haruko Taya Cook & Theodore F. Cook, Japan at War, W. W. Norton & Co, New York, 1993.

1. Nhóm tộc người thống trị ở Nhật

b. Nhìn từ phía một tù nhân của cuộc chiến

Những người Nhật bắt đầu chọn tù nhân và mỗi ngày quân lính giết và ăn thịt một người tù. Cá nhân tôi đã thấy điều đó và gần 100 tù nhân đã bị quân lính giết và ăn thịt ở nơi này. Những người còn lại trong nhóm chúng tôi bị đưa đi nơi khác cách đó 80km, ở đó 10 tù nhân bị bệnh chết. Còn ở nơi này, người Nhật lại bắt đầu chọn tù nhân để ăn thịt. Những người bị chọn được đưa đến một cái lều nơi đó thịt của họ bị lấy khỏi cơ thể trong khi họ vẫn đang còn sống. Sau đó họ bị ném vào một cái hố và chết.

Một nhân chứng người Ấn Độ, lính của quân đội Anh, tù nhân chiến tranh ở Tân Guinée, 2002.

Hãy chứng tỏ rằng những cư xử cưỡng ép đối với những người bại trận là đặc biệt không có tính người.

Người lính Nhật bào chữa cho thái độ của anh ta đối với người Trung Quốc như thế nào?




Trang 28

TOÀN BỘ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nuremberg : một vụ kiện vì lịch sử

Kể từ năm 1942, các nước đồng minh bày tỏ ý muốn trừng phạt những tội phạm chiến tranh. Hiệp định Luân Đôn vào ngày 8 tháng 8 năm 1945 quyết định quy chế của một “tòa án quân sự quốc tế”. 22 quan chức của đế quốc Đức đệ tam và một số tổ chức (như là Gestapo hoặc SS) bị xét xử ở Nuremberg từ ngày 20 tháng 11 năm 1945 đến ngày 1 tháng 10 năm 1946. Thành phố bị những trận ném bom phá trụi được chọn không phải vì tại đây diễn ra các kì đại hội thường niên của đảng Quốc Xã nhưng là vì tòa án và nhà tù của thành phố vẫn còn nguyên vẹn.

Các quan tòa thuộc bốn nước thắng Đức. Đáng tiếc là toàn thể các nước liên hiệp đồng minh chống chủ nghĩa quốc xã đã không tham gia vào vụ kiện, về sau những người dân chủ đích thực đã chỉ trích rằng đây là “chính nghĩa của người thắng cuộc”. Tuy nhiên, những luật lệ bào chữa được tôn trọng một cách chu đáo : quan tòa công bố trắng án ba vụ, kết án tử hình 12 vụ và 7 vụ phạt tù. Nếu chưa xét đến tính đặc thù về diệt chủng người Do Thái, được đề cập rộng rãi trong suốt vụ kiện, thì vụ kiện Nuremberg cũng đã đóng góp cho việc soạn thảo một luật hình sự quốc tế mới dựa trên khái niệm về tội ác chống nhân loại.

*Bị cáo

*Người phiên dịch

*Luật sư

*Một vụ kiện được quay phim

*Quan tòa


1

Một phiên tòa tại tòa án

*Những người quan sát và phóng viên

Vì khối xô viết, trụ sở thường trực của tòa án quân sự quốc tế được đặt ở Berlin nơi diễn ra cuộc họp khánh thành vào ngày 18 tháng 10 năm 1945. Vụ kiện thực sự là mở ra tại Nuremberg trong vùng của Mĩ ngày 20 tháng 11 năm 1945. Sau 403 phiên tòa công khai, vụ kiện kết thúc ngày 1 tháng 10 năm 1946 với việc tuyên bố bản án.








Trang 29

2

Bốn điểm buộc tội chính


3

Lời chứng của Marie-Claude Vaillant-Couturier

Điều 6 của quy chế tòa án

1. Tội ác chống hòa bình

2. Kế hoạch có sắp xếp hay âm mưu

Nghĩa là sự chỉ đạo, chuẩn bị, phát động hoặc việc theo đuổi một cuộc chiến tranh xâm lược hoặc cuộc chiến vi phạm các hiệp ước, cam đoan hay hiệp định quốc tế hoặc việc tham gia một kế hoạch có sắp xếp hay tham gia vào một âm mưu để thực hiện một trong bất kì hành vi vừa kể.

3. Tội ác chiến tranh

Nghĩa là những vi phạm luật pháp và luật lệ chiến tranh. Những vi phạm này bao gồm và không giới hạn trong các tội là tội giết người, đối xử độc ác hoặc việc lập các trại tập trung buộc dân thường trong những vùng chiếm đóng lao động cưỡng ép hoặc vì bất kì mục đích nào khác, tội giết người hoặc tội đối xử độc ác đối với tù nhân chiến tranh hoặc đối với người trên biển, tội bắt con tin, tội cướp phá tài sản công hoặc tư, tội phá hoại vô cớ các thành phố và làng mạc hoặc tội tàn phá mà không giải thích về đòi hỏi về mặt quân sự.

4. Tội ác chống nhân loại

Nghĩa là tội giết người, hủy diệt, hạ giá con người xuống thành nô lệ, giam trong các trại tập trung và mọi hành vi vô nhân đạo làm hại đến dân thường trước hay trong chiến tranh, hoặc việc truy hại vì mục tiêu chính trị, chủng tộc hoặc tôn giáo.

Vụ kiện ở Nuremberg dựa vào những lời chứng ít hơn là những chứng cứ bằng văn bản. 61 người làm chứng cho bên bị (trong đó có tư lệnh Auschwitz, Rudolf Höss) và dù vậy 33 nhân chứng buộc tội cũng được lắng nghe tại tòa. Trong những nhân chứng bên nguyên này có Marie-Claude Vaillant-Couturier, nhân vật nổi bật trong cuộc kháng chiến của Pháp, bị đày đi trại tập trung ở Auschwitz rồi sau đó là ở Ravensbrück.

Khó mà có thể đưa ra được một ý niệm xác đáng về những trại tập trung khi mà chính bản thân chưa từng ở đó vì ta không thể cho biết cảm giác về sự buồn tẻ và chán chường kéo dài này được, và khi người ta hỏi điều gì là tệ nhất, thì thật khó trả lời vì mọi thứ đều tồi tệ cả. Tồi tệ đó là chết đói, chết khát, chết vì bệnh, là nhìn thấy những người bạn chết quanh mình mà không làm được gì, là nhớ con cái, nhớ đất nước mà mình sẽ không còn gặp lại và thỉnh thoảng tự hỏi chính mình nếu đây không phải là cơn ác mộng thì cuộc sống này về mặt ghê rợn của nó dường như đã không thực với chúng tôi đến vậy.

Chúng tôi chỉ chó một ý muốn trong suốt nhiều năm tháng đó là đưa ra được khỏi trại một vài người sống sót để có thể nói cho thế giới biết thế nào là nhà tù khổ sai của Quốc xã : mọi nơi, ở Auschwitz cũng như ở Ravensbrück - và những người bạn của tôi đã từng ở trong những trại khác cũng thuật lại tương tự -, ý tưởng triệt để và không nguôi về dùng con người như nô lệ và khi họ không thể làm việc được nữa thì giết.


4

Bản cáo trạng của kiểm sát trưởng Jackson


5

Hậu thế nào cho Nuremberg?

Robert H. Jackson là một cố vấn thân cận của tổng thống Roosevelt. Đại biểu chính của phía công tố, ông công bố bản cáo trạng của mình lúc khởi đầu vụ kiện, ngày 21 tháng 10 năm 1945.

Điều làm nên tính quan trọng của vụ kiện là ở chỗ những người tù nhân này tiêu biểu cho những ảnh hưởng tai hại đã bị che giấu trên khắp thế giới, ngay cả sau khi chính họ đã trở về là cát bụi. Chúng tôi sẽ chứng tỏ rằng họ là những biểu tượng sinh động về tính căm thù chủng tộc, chính sách khủng bố và bạo lực, tính kiêu ngạo và tính độc ác của quyền lực. Đây là những biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quân phiệt man rợ, của những mưu toan và của những cuộc chiến đã gieo rắc sự hỗn loạn ở Châu Âu, thế hệ này tiếp thế hệ khác, tiêu diệt con người, phá hủy nhà cửa và bần cùng hóa cuộc sống […].

Bên nguyên đích thực ở vành móng ngựa của qúy vị là nền văn minh […]. Nền văn minh không mong đợi rằng quý vị có thể khiến cho chiến tranh trở thành điều không thể mà là mong rằng quyết định của quý vị sẽ đặt uy lực của luật pháp quốc tế, những quy định, những gì nó bênh vực và nhất là những hình phạt của nó để phục vụ cho hòa bình sao cho mọi người lương thiện nam cũng như nữ ở bất kỳ quốc gia nào có thể được phép sống dưới sự bảo vệ của luật pháp mà không cần phải cầu xin sự cho phép của bất kì ai.


Cựu lãnh đạo của nước Pháp tự do, René Cassin (1887-1976) đã góp phần soạn thảo ra bản tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và nhận giải Nobel hòa bình năm 1968.

Cách đây hai mươi lăm năm, vụ kiện Nuremberg đã đưa ra ánh sáng hoàn toàn những tội ác mà những người quốc xã phạm chống lại hòa bình, chống lại luật pháp chiến tranh và chống lại loài người. Nhân dịp kỉ niệm sự kiện này, tôi muốn nhắc lại ở thời đại này, với niềm tin nào, chúng ta nhìn về tương lai: một số trong những tội ác lớn nhất đã bị trừng phạt, chúng ta hi vọng những tội ác còn lại cũng sẽ nhanh chóng bị trừng trị. Không còn nghi ngờ gì nữa, Liên hiệp quốc biết tìm ra con đường và phương cách để bức chế nhằm khiến những tội ác chống nhân loại mãi mãi không thể tái diễn […].

Thế mà ngày nay, trong những quốc gia văn minh, những tên đao phủ đã từng giết hàng trăm ngàn người vẫn sống, tổ chức, làm việc. Ngày nay, nhiều tội ác chống nhân loại xảy ra tại nhiều nước khác nhau và tại những lục địa khác nhau […]. Ngày nay, hai mươi lăm năm sau sự kiện Nuremberg, liên quan đến việc trấn áp tội ác chống nhân loại người ta sợ rằng loài người vẫn chưa vũ trang đủ và sợ sự trở lại của sự tàn bạo không còn là điều không thể.

René Cassin, “Việc trấn áp tội ác chống nhân loại đang ở đâu?”,

Le Monde juif, tháng mười – tháng ba năm 1971.









CÂU HỎI

Phân tích tài liệu

1. Chứng tỏ rằng mọi việc được thực hiện để những phiên xử được dư luận quần chúng trên toàn thế giới biết đến. Mục đích của việc này là gì? (tài liệu 1, 3, 4 và 5).

2. Bị cáo bị buộc tội về những tội ác nào? ( tài liệu 2 và 4) Hãy tìm những ví dụ lịch sử chính xác cho từng điểm buộc tội chính.

3. Tại sao làm chứng cho những sự thật trong các trại tập trung lại khó khăn? (tài liệu 3)


4. Lịch sử gần đây có chứng thực cho những sự lo sợ mà René Cassin đã bày tỏ không? (tài liệu 5 và hồ sơ trang 194-195)

Trả lời có tổ chức lớp lang theo chủ đề

Từ những trả lời cho các câu hỏi, những thông tin trong tài liệu và sự hiểu biết cá nhân của bạn hãy viết câu trả lời có tổ chức lớp lang theo chủ đề sau: “Ở chừng mực nào vụ kiện Nuremberg là một vụ kiện vì Lịch sử?”

Trang 30

2

Một trật tự quốc tế mới

Các cường quốc đã tìm cách tái thiết thế giới như thế nào ?

A

Giải quyết số phận những nước bại trận

Hội nghị Yalta. Vào tháng Hai năm 1945, trong khi chiến tranh vẫn chưa kết thúc, Roosevelt, Churchill và Staline họp tại Yalta (URSS) để chuẩn bị cho hòa bình. Họ quyết định chia nước Đức thành bốn vùng chiếm đóng, trong đó một vùng dành cho Pháp, nước không được mời tham dự hội nghị. Staline chấp nhận tuyên chiến với người Nhật. Để bù vào đó, ông ta giành được những lãnh thổ xâm hại đến các nước láng giềng Châu Âu và Nhật (xem trang 22-25) cũng như là lập ra một chính phủ lâm thời của Ba Lan dưới sự ảnh hưởng của Liên Xô. Cuối cùng, một « tuyên bố giải phóng Châu Âu » loan báo tổ chức bầu cử tự do trên toàn bộ châu lục (tl. 2).

Hội nghị Postdam. Hội nghị diễn ra vào mùa hè năm 1945 sau khi Đức đầu hàng vô điều kiện. Ba nước đại cường quốc ấn định tạm thời biên giới Đức – Ba Lan trong lúc chờ các hiệp ước hòa bình và thông qua nhiều cuộc di dân (tl. 5 và tr. 24-25). Các nước này đồng ý với nhau về tương lai nước Đức là bị phi quân sự hóa, tẩy trừ ảnh hưởng quốc xã và chia thành bốn vùng chiếm đóng (tl. 4), và về tương lai của nước Nhật (đầu hàng vô điều kiện, mất các vùng đất xâm chiếm, dân chủ hóa).

B

Đảm bảo hòa bình và phồn vinh cho thế giới

Tổ chức liên hiệp quốc (LHQ). Các đại biểu của 51 nước tham chiến chống Khối Trục họp tại San Francisco từ tháng tư đến tháng sáu năm 1945. Dựa trên nền tảng một kế hoạch được phác thảo ở Dumbarton Oaks năm 1944 bởi ba nước đại cường quốc và Trung Quốc, họ soạn thảo ra bản Hiến chương liên hiệp quốc. Các thiết chế về «duy trì hòa bình và an ninh quốc tế » (xem tr. 32-33). LHQ muốn là một cơ cấu an ninh tập thể hiệu quả và dân chủ hơn SDN. Tuy nhiên những nước lớn thắng trận nhận về mình vai trò lớn trong Hội đồng bảo an.

Ủng hộ việc tái thiết và tạo thuận lợi cho sự phồn vinh. Đối với các nước thắng trận, một nền hòa bình chỉ có thể có được với điều kiện là phải tránh những rối loạn kinh tế thời kì giữa hai cuộc chiến. Vào tháng bảy năm 1944, ở Bretton Woods (Mĩ), 44 nước xây dựng một hệ thống tiền tệ quốc tế để đảm bảo sự vững chắc của tiền tệ và tạo thuận lợi cho các trao đổi quốc tế. Hai cơ cấu được tạo ra : Quỹ tiền tệ quốc tế (FMI) và Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển (BIRD) (tl. 3). Chúng tài trợ những nền kinh tế suy sụp do chiến tranh. Breton Woods công nhận sức mạnh kinh tế của Mĩ. Giá trị tài chính ngoại hối quốc gia được đảm bảo bằng vàng hoặc bằng dollar, đồng tiền duy nhất có thể chuyển đổi được thành vàng, vì Washington sở hữu hai phần ba trữ lượng vàng trên thế giới. Người Mĩ cũng là người đóng góp đầu tiên vào FMI và BIRD (xem tr. 85).

C

Hai siêu cường quốc

Một cân bằng quốc tế mới. Nước Mĩ kể từ nay là siêu cường hàng đầu thế giới (xem tr. 80-81). Nước Nhật bại trận và bị chiếm đóng chịu sự bảo trợ của nước khác (tl. 1). Châu Âu bị khánh kiệt bởi chiến tranh. Đức không còn là một nhà nước có chủ quyền ; Pháp và Anh bị yếu đi rất nhiều và đối diện với cuộc tái thiết tốn kém. Ngoài ra, kể từ năm 1945, các cuộc nổi dậy làm suy yếu chính quyền Châu Âu tại các thuộc địa của họ (xem tr. 146-147). Chỉ có URSS, nước kiểm soát một phần Châu Âu và Châu Á là có thể tranh đua với Mĩ (xem tr. 100-101).

Một Liên minh bị suy yếu. Ngay sau chiến tranh, sự nghi kị là dễ thấy giữa các siêu cường. URSS rời khỏi hội nghị Bretton Woods rất nhanh. Ngay sau khi Đức đầu hàng, nước Mĩ chấm dứt không giúp đỡ Moscou theo như thỏa ước cho thuê mượn vũ khí nữa. Các nước đồng minh vẫn đi đến đồng tình với nhau để điều hành tốt vụ kiện Nuremberg, chứ không phải để quản lý nước Đức bị chiếm đóng.

1

Nhật đầu hàng, ngày 2 tháng chín năm 1945

Một đại diện của chính phủ Nhật kí hàng ước của nước mình với sự hiện diện của một tướng Mĩ.

KHÁI NIỆM KHÓA

An ninh tập thể : hệ thống muốn đảm bảo hòa bình bằng cách thiết lập các mối quan hệ quốc tế theo luật và tính công khai, đối lập với phương thức ngoại giao truyền thống.

THUẬT NGỮ

BIRD (Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển hay Ngân hàng quốc tế) : được thành lập năm 1944, đặt trụ sở tại Washington, nó chấp thuận cung cấp các khoản tín dụng dài hạn cho việc tái thiết các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và giúp các quốc gia phát triển.

Hội đồng bảo an : tổ chức của LHQ có thể ban hành một phương sách để duy trì hoặc lập lại hòa bình (trừng phạt về kinh tế, biện pháp quân sự, etc.) sau khi nhận thấy có tình trạng xâm lược hoặc mối đe dọa hòa bình. Hội đồng gồm 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết : Mĩ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.

FMI (Quỹ tiền tệ quốc tế) : thành lập năm 1944, đặt trụ sở tại Washington, nó bảo đảm sự ổn định tiền tệ và tài chính của thế giới và giúp đỡ các quốc gia gặp khó khăn về tài chính bằng các khoản tín dụng ngắn hạn (xem tr. 85).

Thỏa ước cho thuê mượn vũ khí : luật được quốc hội Mĩ thông qua tháng ba năm 1941. Luật này cho phép thổng thống bán và cho mượn trang thiết bị chiến tranh và tất cả các hàng hóa cho các quốc gia tham chiến chống lại Khối Trục.

SDN (Hội Quốc Liên) : tổ chức quốc tế được thành lập năm 1920 để đảm bảo an ninh tập thể. Đặt tại Genève, hội quy tụ đến 60 quốc gia, nhưng Mĩ từ chối làm thành viên. Hội này bị thay bằng tổ chức LHQ.

Trang 31

2

Tuyên bố giải phóng Châu Âu


3

Tác dụng tốt của các hiệp định ở Bretton Woods

Việc lập lại trật tự trong Châu Âu và việc tái thiết sinh hoạt kinh tế quốc gia phải được tiến hành bằng các phương pháp cho phép các dân tộc được giải phóng xóa bỏ những tàn tích cuối cùng của chế độ quốc xã và chủ nghĩa phát xít và hết lòng với thể chế dân chủ theo lựa chọn của chính họ. Một trong những nguyên tắc của hiến chương Đại Tây Dương đó là các dân tộc có quyền chọn hình thức chính phủ mà dưới hình thức chính phủ đó họ muốn sống và các quyền chủ quyền và tự chủ mà họ bị phế truất bởi vũ lực của các quốc gia xâm chiếm phải được trả lại cho họ. […]

Chúng ta tái khẳng định ở đây niềm tin vào những nguyên tắc của hiến chương Đại Tây Dương, […] và quyết định của chúng ta xây dựng một trật tự thế giới chi phối bởi luật và thừa nhận lợi ích của hòa bình, của an ninh, của tự do và của sự thịnh vượng chung trong sự hợp tác với các quốc gia yêu hòa bình khác.

W. S. Churchill, F. D. Roosevelt, J. Staline, trích thông cáo tuyên bố chung sau hội nghị ở Yalta, 4-11 tháng hai năm 1945.

Từ trái sang phải, Churchill, Roosevelt và Staline

Tại Bretton Woods, các đại diện của liên hiệp 44 nước đã thỏa thuận thành lập một Quỹ tiền tệ quốc tế và một Ngân hàng quốc tế cho tái thiết và phát triển. […]

Chương trình tại Bretton Woods tạo thuận lợi cho hòa bình, nhất là bằng việc giải phóng các nước nhỏ và thậm chí cả những nước có kích thước trung bình có nguy cơ bị xâm lược kinh tế bởi những nước láng giềng mạnh hơn. Các nước này không còn bất cứ ràng buộc phải hướng tới một nước mạnh duy nhất để xin yểm trợ tiền tệ hay tư bản cho phát triển với giá phải trả là sự nhượng bộ nguy hiểm về chính trị và kinh tế. […] Những nước nhỏ có thể liên hệ với Quỹ tiền tệ quốc tế để xin trợ giúp về tiền tệ và liên hệ với Ngân hàng quốc tế để giành được các khoản tiền cho tái thiết và phát triển. Các món tiền cho vay này sẽ được ưng thuận mà không đòi hỏi các điều kiện về chính trị. […]

Ngân hàng thế giới cho tái thiết và phát triển được hình thành để khuyến khích việc tái thiết của các nước bị chia xé do chiến tranh và khuyến khích phát triển, điều mà các nước này đều có nhu cầu. Ngân hàng sẵn sàng đề nghị các khoản vay với lãi suất thấp hoặc đưa ra các đảm bảo cho các nhóm tài chính tư nhân. Các món tiền vay này tạo thuận lợi cho việc tái thiết nhanh hơn các nước khách hàng của Mĩ và tạo thuận lợi cho sự phát triển tài nguyên và gốc của sự giàu có mới trong những nước sẽ trở thành những khách hàng tốt hơn trước kia.

Diễn văn do Henry Morgenthau Jr., bộ trưởng ngoại giao Mĩ phát ngôn tại Ngân khố ngày 7 tháng ba năm 1945 ở Washington, trước Ủy ban ngân hàng và tiền tệ của Nghị viện.

Các cam kết trọng thể nào đã được quyết định tại đây dành cho Châu Âu giải phóng? Nhân danh những nguyên tắc nào?


Theo tác giả, những điểm lợi chính của BIRD và FMI là gì?

4

Số phận của nước Đức bại trận


5

Trục xuất người Đức khỏi vùng Sudètes, năm 1946

Từ 17 tháng bảy đến 2 tháng tám năm 1945, ba nước siêu cường họp tại Potsdam (gần Berlin). Khi đó Stalin gặp tổng thống mới của Mĩ, ông Truman và thủ tướng Anh bảo thủ Churchill người bị Attlee, đảng viên công đảng Anh thay thế khi hội nghị đang diễn ra sau thất bại của đảng ông trong cuộc bàu cử lập pháp.

Các yếu tố chính trị

Các mục đích chiếm đóng nước Đức[…] là:

- Giải trừ quân bị hoàn toàn và phi quân sự hoá nước Đức cũng như là loại bỏ quân sự của nước này hoặc kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp Đức có thể bị sử dụng cho mục đích quân sự. […]

- Phá bỏ đảng quốc gia xã hội và toàn bộ tổ chức thành viên hoặc do đảng này kiểm soát, giải tán toàn bộ các thiết chế quốc xã, đảm bảo rằng chúng sẽ không xuất hiện lại dưới bất kì hình thức nào khác và cản trở mọi hoạt động hoặc tuyên truyền quốc xã hay quân phiệt. […]

- Chuẩn bị cho việc có thể xây dựng lại đời sống chính trị Đức trên nền tảng dân chủ, với mục đích có thể cộng tác hoà bình với Đức trong lĩnh vực quốc tế. […]

Giải quyết các khôi phục

Những đòi hỏi của URSS được thoả mãn bằng các phần trích từ vùng Đức bị URSS chiếm đóng và từ tài sản của Đức ở nước ngoài1. […] URSS cam kết thoả mãn những yêu cầu của Ba Lan về sự khôi phục của riêng nước này. Các đòi hỏi của Mĩ, Anh và những nước khác có quyền khôi phục sẽ được đáp ứng bằng cách trích các vùng ở phía tây và trích từ tài sản của Đức ở nước ngoài. Phần tài sản này của Đức có thể là mục đích của những sự trích lấy này […].

Nghị định thư về thoả thuận Postdam, 17 tháng bảy – 2 tháng tám năm 1945.

1. Thêm vào các việc khôi phục này, URSS cho phép thực hiện việc trích trên các vùng phía Tây. Tổng cộng, URSS giành được phân nửa các phần khôi phục.


Hitler đã sáp nhập vùng này năm 1938. Vào năm 1945, nó được trả lại Tiệp Khắc. Nước này muốn tránh toàn bộ yêu sách của Đức bằng các cuộc trục xuất này.









Trang 32

TOÀN BỘ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Việc thành lập LHQ: một cơ may mới cho hoà bình thế giới?

« Liên hiệp quốc » chính thức bước vào lịch sử ngày 1 tháng một năm 1942 : 26 nước đồng minh trong chiến tranh thông qua một bản tuyên bố về Liên hiệp quốc do Churchill và Roosevelt kí ngày 14 tháng tám năm 1941, dùng lại các nguyên tắc của hiến chương Đại Tây Dương. Được chuẩn bị từ các hội nghị giữa các nước đồng minh ở Dumbarton Oaks ( 21 tháng tám – 7 tháng mười năm 1944) và ở Yalta (4-11 tháng hai năm 1945), bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được 51 nước họp tại San Francisco ngày 26 tháng sáu năm 1945 kí.

Bản hiến chương này đưa tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi vào hoạt động. Nhiệm vụ của tổ chức này là tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc duy trì hoà bình thế giới. Bộ phận trung tâm quyết định là Hội đồng bảo an. Hội đồng này phải cho phép trừng phạt một đất nước có khả năng xâm lược và thực hiện việc này hiệu quả hơn Hội Quốc Liên (HQL) trước đó. Trái với HQL, đặt trụ sở ở Genève tại một nước trung lập, LHQ được đặt tại New York, nơi mà trụ sở mới của nó được khánh thành năm 1951.

1

Các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc


2

Khiến người ta tôn trọng phẩm cách của con người nhân bản

Chúng tôi, các dân tộc của Liên Hiệp Quốc quyết định :

- Giữ cho các thế hệ tương lai khỏi tai hoạ chiến tranh, tai hoạ mà trong khoảng thời gian một đời người đã hai lần gây ra cho loài người nỗi đau khổ khôn tả ;

- Tuyên xưng lại niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, trong phẩm cách và phẩm giá của con người nhân bản, trong sự bình đẳng về quyền của nam và nữ cũng như sự bình đẳng của các quốc gia lớn và nhỏ ;

- Tạo ra các điều kiện cần thiết để giữ vững công lý và việc tôn trọng những nghĩa vụ bắt nguồn từ các hiệp ước và những nguồn khác của luật quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ xã hội và thiết lập những điều kiện sống tốt nhất trong một sự tự do to lớn nhất.

Và, tiến đến các mục tiêu này :

- Thực hành việc tha thứ, cùng chung sống trong hoà bình trong tinh thần láng giềng tốt, hợp sức để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

- Chấp nhận các nguyên tắc và đặt ra các phương cách đảm bảo sẽ không có việc sử dụng sức mạnh quân sự ngoại trừ vì lợi ích chung ;

- Nhờ đến các cơ quan quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho các vụ kiện kinh tế và xã hội của mọi dân tộc ;

Đã quyết định cùng nhau nỗ lực tiến hành những ý định này.

Từ đó, các chính phủ tương ứng của chúng tôi, thông qua trung gian là những người đại diện, họp tại thành phố San Francisco […], đã thông qua bản Hiến chương hiện tại của các nước liên hiệp và thiết lập […] một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên hiệp quốc.

Lời mở đầu của Hiến chương Liên hiệp quốc.

Trên tấm áp phích (tranh cổ động) này năm 1945, biểu trưng của Liên Hiệp Quốc vẫn đang trong giai đoạn thai nghén : một quả địa cầu nhìn từ cực bắc. Dòng chữ lấy lại đoạn đầu trong lời mở đầu của Hiến chương năm 1945 bằng tiếng anh.

Trang 33

3

Ban đốc chính của các cường quốc lớn : Hội đồng bảo an


4

Cơ chế hoạt động của LHQ

Chương 5 : Hội đồng bảo an

Điều 24 - Để đảm bảo hành động nhanh chóng và hiệu quả của tổ chức LHQ, các thành viên trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm chính duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và công nhận rằng trong lúc làm tròn các nhiệm vụ mà trách nhiệm này đặt ra, Hội đồng bảo an hành động nhân danh các thành viên LHQ. […]

Điều 27 – Các quyết định của Hội đồng bảo an […] được đưa ra bằng việc bỏ phiếu tán thành của chín thành viên của LHQ, trong đó bao gồm các tiếng nói của các thành viên thường trực. […]

Chương 7 : Hành động trong trường hợp có mối đe doạ hoà bình, hoà bình tan vỡ và hành động xâm lược

Điều 41 - Hội đồng bảo an (HĐBA) có thể định ra một số biện pháp không bao hàm việc sử dụng sức mạnh quân sự, chúng phải được chấp thuận để tạo hiệu lực cho những quyết định của HĐBA, và có thể đề nghị các thành viên của LHQ áp dụng các biện pháp này. Những việc này có thể bao gồm sự cắt đứt hoàn toàn hoặc một phần các quan hệ kinh tế và giao thông liên lạc đường sắt, đường biển, đường hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến và những phương tiện giao thông liên lạc khác cũng như là việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao.

Điều 42 - Nếu Hội đồng bảo an cho rằng những biện pháp dự kiến ở điều 41 không thích đáng hoặc chúng tỏ ra như thế, Hội đồng có thể thực hiện bằng không quân, hải quân, quân đội trên bộ, tất cả hành động xét thấy cần thiết để duy trì hoặc tái thiết hoà bình và an ninh quốc tế. Hành động này có thể bao gồm các việc chứng minh, các biện pháp phong toả và những hoạt động do không quân, thủy quân hoặc quân đội trên bộ của các thành viên của LHQ thực hiện.



5

Để thực sự là một tổ chức lãnh đạo thế giới

Kể từ năm 1947, nhà vật lý học nổi tiếng gốc Đức Albert Einstein (1879-1955), chiến sĩ nhiệt thành cho sự nghiệp hoà bình chủ nghĩa, chỉ rõ những thiếu sót của LHQ và đề nghị thiết lập một “tổ chức lãnh đạo thế giới thực thụ”.

Rõ ràng là LHQ là một thiết chế vô cùng quan trọng và hữu ích, với điều kiện là các quốc gia và các chính phủ hiểu rõ rằng LHQ chỉ được coi là một bước trên con đường phải dẫn đến mục đích cuối cùng: tạo ra một quyền lực siêu quốc gia được trang bị các phương tiện lập pháp và hành pháp đầy đủ để đảm bảo hoà bình […].

Đại hội đồng không phải bỏ những thẩm quyền của họ đối với Hội đồng bảo an, hơn nữa Hội đồng này bị tê liệt bởi sự gò bó của các quy định trong quyền phủ quyết. LHQ – cơ cấu duy nhất có khả năng trong lĩnh vực này về một sáng kiến táo bạo và kiên quyết - phải xung phong đặt ra các nền tảng của một tổ chức lãnh đạo thế giới thực thụ và như vậy tạo ra các điều kiện cần thiết cho an ninh quốc tế.

Albert Einstein, thư ngỏ gửi Đại hội đồng LHQ, tháng mười năm 1947.




CÂU HỎI

Phân tích tài liệu

1. Các nguyên tắc cấu thành và các mục tiêu của LHQ là gì? (tl. 1 và 2)

2. Cơ chế nào cho thấy rõ nhất ý muốn dân chủ của những người sang lập ra LHQ? LHQ có những quyền lực nào? (tl. 4)

3. Sự vận hành và quyền lực của Hội đồng bảo an thể hiện thế cân bằng mới của thế giới hình thành năm 1945 qua điều gì? (tl. 3, 4 và 5)


4. Theo Einstein, tại sao LHQ không phải là một tổ chức lãnh đạo thế giới thực thụ? (tl. 5)

Trả lời có tổ chức theo chủ đề

Từ việc trả lời các câu hỏi trên, thông tin trong các tài liệu và từ kiến thức của bản thân, bạn hãy soạn câu trả lời theo chủ đề: “LHQ: có phải là một công cụ hiệu quả đế duy trì hoà bình thế giới?”

Trang 34

TOÀN BỘ TÀI LIỆU THAM KHẢO

60 năm sau : một quá khứ vẫn hiện hữu

Kí ức về chiến tranh thế giới II không chỉ thường xuyên hiện diện trong tâm trí ; nó vẫn còn là một nhân tố của sự căng thẳng giữa các quốc gia và dân tộc đã từng liên quan đến cuộc chiến.

Ở Châu Âu, các mối quan hệ Pháp - Đức từ năm 1950 đưa ra một mô hình hoà giải kiểu mẫu. Trái lại, kể từ sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản, nhu cầu sửa chữa được hội kiều dân Đức đưa ra, khá ảnh hưởng ở CHLB Đức, gây tổn hại đến các động thái mạnh để trở lại thân thiện được thực hiện giữa Đức và các nước láng giềng CH Séc và Ba Lan. Các nước vùng Ban tích và Ba Lan tỏ rõ sự ít ân cần đối với Nga, nước chịu trách nhiệm về các tội ác vi phạm từ năm 1939 dưới sự chiếm đóng của Liên Xô.

Ở Châu Á, mối quan hệ nhập nhằng mà Nhật giữ gìn đối với quá khứ của mình tiếp tục kích động các mối quan hệ của nước này với Trung Quốc và Nam Hàn. Trên hai lục địa, sự tranh đua về chính trị và kinh tế hiện tại cho thấy lý do là việc công cụ hoá lịch sử (instrumentalisation : lấy lịch sử làm công cụ).

1

Cuộc tàn sát ở Katyn: cuộc đấu tranh về kí ức của Ba Lan và Nga


2

Một cuộc hoà giải khó khăn: Đức và Cộng hoà Séc

Vào năm 1940, hơn 20 000 người Ba Lan, trong đó có 4 500 công chức, bị hành hình theo lệnh của Staline, nhất là trong rừng Katyn. Năm 1990, Mikhaïl Gorbatchev chính thức thừa nhận trách nhiệm của Liên Xô trong vụ thảm sát này, nhưng Nga cho rằng « tội ác quân sự » này kể từ nay hết hiệu lực do luật. Năm 1992, Ba Lan định lại tính chất của tội ác này là tội ác chống nhân loại, không thể bị hết hiệu lực.

Hai ngày nữa, ngày 11 tháng 11, Ba Lan sẽ cử hành kỉ niệm lần thứ 89 ngày độc lập trở lại. Đó là một ngày khải hoàn, ngày của niềm vui. Nhưng trước lễ kỉ niệm này, tôi mong rằng hôm nay chúng ta cùng tưởng nhớ những người đã bị kí ức bài trừ, ở đây, dưới mảnh đất này, những nạn nhân diệt chủng ở Katyn, Mednoye, Kharkov và ở vô số những nơi khác, nhiều công chức, viên chức cảnh sát, cai ngục và lãnh đạo Ba Lan bị sát hại vào lúc đó theo lệnh của một chế độ giết người. […]

Ba Lan phải nhớ những người đã chiến đấu cho mình khi đất nước hồi sinh năm 1918, khi đất nước bảo vệ độc lập năm 1920, khi đất nước chiến đấu trong suốt thế chiến II và khi dân tộc Ba Lan chống lại Cộng sản trong 45 năm bị chủ nghĩa này thống trị […]. Lòng dũng cảm, sự kiên định, lòng yêu nước trú ngụ trong những giá trị lớn lao nhất ở Ba Lan. Không có những giá trị này thì không có Ba Lan, không có nó thì không thể có một Ba Lan mạnh và độc lập.

Diễn văn của tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski, đọc tại Varsovie ngày 9 tháng 10 năm 2007, nhân dịp lễ kỉ niệm « Katyn chúng ta tưởng nhớ. Vinh danh việc tưởng nhớ các anh hùng. »

Đài tưởng niệm Katyn cho những chiến sĩ bị hành quyết năm 1940, Ba Lan.

12 triệu người Đức đã bị trục xuất khỏi Tiệp Khắc và Ba Lan sau chiến tranh (xem tr. 31). Tuyên bố chung Đức – Séc năm 1997 đánh dấu một giai đoạn lịch sử trên con đường hoà giải, nhưng những kí ức về cuộc trục xuất của Séc 3 triệu người Đức vùng Sudètes tiếp tục nuôi dưỡng những cuộc luận chiến gay gắt trong công luận của hai nước.

Phía Đức thừa nhận trách nhiệm của nước này về vai trò của mình trong tiến trình lịch sử, điều này dẫn đến hiệp định Munich năm 1983 về việc dân cư trong các vùng biên giới Séc chạy trốn và bị trục xuất ép buộc, về việc phá hủy và chiếm đóng nước Cộng hoà Séc.

Đức hối tiếc về những đau khổ và bất công đã bắt người dân Séc chịu đựng do các tội ác quốc xã người Đức đã phạm. Phía Đức tỏ lòng tôn kính những nạn nhân của bạo chính quốc xã và những người chống lại sự bạo chính này.

Phía Đức cũng ý thức rằng những bạo lực chế độ quốc xã thi hành đối với người dân Séc đã góp phần mở ra con đường chạy trốn, trục xuất và việc cho hồi hương bắt buộc thời kì hậu chiến.

Phía Séc hối tiếc vì việc trục xuất và cho hồi hương bắt buộc những người Đức ở vùng Sudètes của Tiệp Khắc sau chiến tranh, cũng như do việc trưng dụng và tước tư cách công dân của họ mà nhiều người dân vô tội đã chịu nhiều đau khổ và bất công, tập thể họ đã bị lãnh trách nhiệm. Nước này đặc biệt hối tiếc về những việc vòi tiền rất trái với nguyên tắc nhân đạo cơ bản cũng như luật pháp hiện hành, và cũng hối tiếc rằng luật pháp (của Tiệp) ngày 8 tháng năm năm 1946 đã cho phép những việc vòi tiền này không bị tuyên bố là phi pháp và rằng do đó, những hành vi này không bị trừng phạt.

Hai bên xem những bất công do quá khứ mắc phải thuộc về quá khứ và nhất trí với nhau kể từ nay hướng quan hệ hai nước tới tương lai. Một cách chính xác, trong những gì hai nước vẫn còn nhận thức về những chương bi thảm trong lịch sử, hai nước quyết định tiếp tục ưu tiên cho việc thông cảm và lắng nghe lẫn nhau trong việc phát triển quan hệ của hai nước.

Trích tuyên bố chung Đức – Séc ngày 21 tháng một năm 1997.

Trang 35

3

Những lời xin lỗi chính thức của Nhật


4

Mối thù bài Nhật ở Trung Quốc


Khác với Đức, việc thanh lọc không hoàn thành ở Nhật và nhanh chóng bị bỏ ngày hôm sau vụ kiện Tokyo (1946 – 1948), một vụ kiện Nuremberg cho vùng Viễn Đông. Phải đợi đến năm 1995, một vị thủ tướng Nhật mới bày tỏ những lời xin lỗi chính thức cho quốc gia mình.

Trong một thời kì nhất định trong quá khứ gần của chúng tôi, nước Nhật vì đã theo đuổi một chính sách quốc gia sai lầm, đã dấn vào một cuộc chiến mà chỉ có thể đẩy dân Nhật vào một cuộc khủng hoảng tai hại, và sau cuộc xâm lược đã cho phép Nhật thiết lập việc thống trị thực dân, đã gây ra các thiệt hại và những nỗi đau kinh khủng đối với những dân tộc của nhiều nước, đặc biệt nhất là đối với các dân tộc ở các quốc gia Châu Á. Hy vọng rằng một lỗi lầm như thế sẽ không bị mắc phải trong tương lai, tôi đối diện những sự kiện lịch sử không thể chối cãi này với sự hèn mọn và tôi bày tỏ một lần nữa, ở đây, những hối tiếc sâu sắc nhất và những lời xin lỗi chân thành nhất. Xin cho phép tôi một lần nữa bày tỏ mạnh mẽ tình cảm đau buồn đối với toàn thể các nạn nhân của giai đoạn lịch sử này, những nạn nhân sống ở Nhật hay ở ngoại quốc.

[…] Nước Nhật phải từ bỏ mọi đạo đức giả dân tộc chủ nghĩa, khuyến khích hợp tác quốc tế với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và theo cách đó làm tiến triển các nguyên tắc hoà bình và dân chủ.

Lời tuyên bố của thủ tướng Nhật Murayama Tomiichi, 15 tháng tám năm 1995.

Những người biểu tình Trung Quốc đốt cờ Nhật trước lãnh sự quán Nhật tại Thượng Hải, ngày 16 tháng tư năm 2005. Việc xuất bản vào năm 2005 một quyển giáo khoa lịch sử Nhật giảm nhẹ những tội ác mà quân đội hoàng gia đã phạm phải trong chiến tranh phát động nhiều cuộc biểu tình dữ dội ở nhiều thành phố lớn Trung Quốc.


CÂU HỎI


Phân tích tài liệu

1. Tổng thống Ba Lan muốn đưa ra ý nghĩa chính trị gì khi tỏ lòng kính trọng tới các nạn nhân? (tl. 1)

2. Hãy giải thích chính xác những hối tiếc mà người Đức và người Séc bày tỏ. Tại sao việc hoà giải giữa Đức và Séc lại khó khăn như vậy? (tl. 2 và 5)

3. Hãy phân tích tầm mức hình tượng của việc mời thủ tướng Đức đến lễ kỉ niệm 60 năm cuộc đổ bộ. Hãy đặt lại chuyến thăm này trong khung cảnh tiến triển của mối quan hệ Pháp - Đức từ năm 1945 (tl. 5 và chương 8).

4. Hãy nói rõ những “thiệt hại và nỗi đau” nào mà thủ tướng Nhật đã gợi lại. Tại sao những lời xin lỗi chính thức này của ông thủ tướng vẫn chưa cho phép hoàn thành việc hoà giải Trung - Nhật? (tl. 3 và 4)

Trả lời có tổ chức theo chủ đề

Từ việc trả lời các câu hỏi ở trên, những thông tin trong các tài liệu và từ vốn hiểu biết cá nhân, hãy soạn câu trả lời có tổ chức theo chủ đề sau:

“ 60 năm sau kết thúc chiến tranh thế giới II, trong chừng mực nào những người chiến thắng và chiến bại đã đạt tới hoà giải với nhau?”


5

Một kiểu mẫu hoà giải : Đức và Pháp


Thủ tướng Đức Gerhard Schröder và tổng thống Pháp Jaques Chirac tại lễ kỉ niệm ngày 6 tháng sáu năm 2004 tổ chức tại đài kỉ niệm ở Caen nhân kỉ niệm lần thứ 60 sự đổ bộ của quân đồng minh tại bờ biển Normandie.









Trang 36

ÔN TẬP

Thế giới năm 1945

Yếu điểm


1 Một thế giới bị tổn thương sâu sắc

Bảng tổng kết chiến tranh thế giới II bi thảm hơn rất nhiều so với chiến tranh thế giới I. Tổn thất nhân mạng tăng, năm 1945 vào khoảng 55 triệu người, tức là gấp ba đến sáu lần hơn so với năm 1918. Số dân thường thiệt mạng tương ứng với hơn phân nửa tổng số thiệt mạng.

Cơn sốc tâm lý rất lớn. Việc diệt chủng người Do Thái và Di-gan và những việc tàn bạo khác do những người quốc xã và người Nhật vi phạm dẫn tới việc xét xử những người phạm tội các tội ác chống nhân loại. Những việc phá hủy do các quả bom nguyên tử gây ra đưa thế giới vào một kỉ nguyên của nỗi sợ hạt nhân.

Những tổn thất về vật chất rất lớn. Những cuộc ném bom từ trên không đã phá hủy toàn bộ nhiều thành phố và một phần lớn các cơ sở hạ tầng về giao thông liên lạc. Sự thiếu thốn buộc phải duy trì việc phân phối hạn định theo khẩu phần nghiêm ngặt. Chỉ có những quốc gia xa những vùng chiến đấu, đặc biệt là nước Mĩ, mới giầu lên khi bước ra khỏi cuộc chiến.

2 Một trật tự quốc tế mới

Nhiều cuộc hội nghị quốc tế lớn cố gắng kiến thiết một nền hoà bình bền vững. Số phận các nước mạnh khối Trục được Anh, Mĩ và Liên Xô giải quyết trong các hội nghị ở Yalta (tháng 1, năm 1945) và ở Potsdam (tháng 7-8 năm 1945). Tại Bretton Woods, 44 nước thông qua một hệ thống tiền tệ mới thiết lập dựa trên vàng và dollar. Các nước này cũng thành lập FMI và ngân hàng thế giới để tài trợ việc xây dựng lại kinh tế. Một tổ chức Liên hiệp quốc (LHQ) được ủy thác đảm bảo an ninh tập thể và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế.

Các nước lớn Tây Âu bị yếu đi rất nhiều do các cuộc chiến, sự đô hộ thuộc địa của các nước này được xem xét lại. Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng, mất toàn bộ sự độc lập về chính trị. Nhật bị đặt dưới sự bảo trợ của Mĩ. Năm 1945 do đó xác nhận trọng lượng đạt được trong chiến tranh bởi hai siêu cường Liên Xô và Mĩ. Nhanh chóng, sau chiến tranh, việc cạnh tranh tăng lên giữa hai nước này đặt Khối đồng minh thời Đệ nhị thế chiến (Grande Alliance) vào mối nguy.


NHỮNG NGÀY THEN CHỐT

8/05/1945 : Đức đầu hàng

26/06/1945 : Kí hiến chương San Francisco

6 và 9/08/1945 : bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki

2/09/1945 : Nhật đầu hàng

11/1945 – 10/1946 : vụ kiện Nuremberg

01/1946 – 10/1948 : vụ kiện Tokyo


CÁC TỪ KHOÁ

Tội ác chống nhân loại

An ninh tập thể


CÁC HỘI NGHỊ LỚN SÁNG LẬP TRẬT TỰ QUỐC TẾ MỚI

Việc giải quyết số phận các nước bại trận :

Hội nghị Yalta (01/1945)

Hội nghị Potsdam (06-08/1945)

Thành lập LHQ :

Hội nghị Dumbarton Oaks (10/1944)

Hội nghị San Francisco (06/1945)

Tổ chức kinh tế :

Hội nghị Bretton Woods (07/1944)





« BA NƯỚC LỚN » VÀ ĐẠI DIỆN CỦA CÁC NƯỚC NÀY

Cho nước Mĩ

Cho nước Anh

Cho Liên Xô

Franklin D.Roosevelt (1882 – 1945)

Tổng thống Mĩ từ năm 1933 đến lúc ông qua đời ngày 12/04/1945.

Winston Churchill

(1874 – 1965)

Thủ tướng Anh từ 05/1940 đến 06/1945,

sau đó từ 1951 đến 1955.

Joseph Djougachvili, tức Staline

(1879 – 1953)

Người lãnh đạo Liên Xô từ 1929 đến 1953.

Harry Truman

(1884 -1972)

Tổng thống Mĩ từ tháng tư năm 1945 đến 1953.

Clément Attlee

(1883 – 1967)

Thủ tướng Anh từ 06/1945 đến 1951.


Trang 37

Sơ đồ tổng hợp

ÔN TẬP

ĐỂ TÌM HIỂU SÂU HƠN

Nên đọc

David Peace, Tokyo năm Không (Tokyo année Zéro), 2008 (truyện trinh thám tại Nhật năm 1945).

Primo Levi, Nếu đó là con người (Si c’est un homme), 1947 (tự truyện gợi lại các trại hủy diệt của quốc xã).

Nên đến thăm

Đài kỷ niệm hoà bình ở Caen.

Nên xem

Roberto Rosselini, Đức năm Không (Allemagne année zéro), 1947 (chuyện về một gia đình ở Berlin đang sụp đổ năm 1945).


Isao Takahata, Mộ đom đóm (Le Tombeau des Lucioles), 1988 (truyện về hai đứa trẻ ở Nhật năm 1945, sau cuộc ném bom hàng loạt).

Christian Delage, Vụ kiên Nuremberg, người quốc xã đối mặt với tội ác của mình (Le Procès de Nuremberg, les nazis face à leur crime), 2006 (phim tài liệu).

Nên tham khảo

www.un.org/french (trang chính thức của LHQ).

www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/ nuremberg/nuremberg.htm (trang web của đại học Missouri (bằng tiếng anh) dành cho vụ kiện Nuremberg).

Trang 38

THI TÚ TÀI

HỌC TẬP TOÀN BỘ TÀI LIỆU

Đề tài : Chiến tranh thế giới thứ hai, hậu quả nào cho Châu Âu?

CÂU HỎI

Phần một

--> Hãy phân tích toàn bộ tài liệu bằng cách trả lời các câu hỏi sau :

1. Các tài liệu nói đến những điều ta biết về bảng tổng kết con người của chiến tranh 1945-1946 tiết lộ cho biết điều gì? (tl. 1 và 3)

2. Chúng ta biết được gì về chấn thương tinh thần của người dân? (tl. 1, 2 và 5)

3. Hãy chứng minh rằng tầm sâu rộng của việc phá hủy làm cho cuộc sống thường nhật của người dân Châu Âu rất khó khăn. (tl. 1, 3 và 4)

4. Ba đại cường quốc đồng ý với nhau giải quyết số phận của Đức và đảm bảo hòa bình và an ninh ở Châu Âu như thế nào? (tl.5)


5. Hãy cho một số ví dụ khác về sự yếu đi của Châu Âu liên quan tới hậu quả của chiến tranh.

Phần hai

--> Dựa vào trả lời các câu hỏi, những thông tin trong tài liệu và hiểu biết cá nhân, hãy viết câu trả lời có tổ chức theo chủ đề :

“Chiến tranh thế giới thứ hai, hậu quả nào cho Châu Âu?”

1

Bảng tổng kết con người


2

Nhân tính?

Nhân ngày quốc tế phụ nữ cho hoà bình thế giới, ngày 08/03/1946, đảng xã hội Áo (SPÖ) xuất bản một tranh cổ động trình bày bảng tổng kết nặng nề về con người của chiến tranh thế giới thứ hai : “1 600 000 người chết, 29 000 000 người tàn tật, 36 000 000 người không nhà cửa. Tại sao?”

Nó nói đến những con số được biết đến về Châu Âu năm 1946.


Điều này đã không kết thúc, và chúng ta chán ngấy. Việc đột chiếm Berlin, rồi Hambourg, sự suy tàn của những kẻ chuyên chế, việc đầu hàng của quân đội địch, việc này nối tiếp việc kia, tất cả những sự kiện lớn không tác động nhiều đến chúng ta như đáng lẽ chúng phải như vậy. Đúng là những tin tức tương tự đã báo cho chúng ta biết diễn tiến của việc giải phóng, đã tiết lộ những điều khủng khiếp không thể tưởng tượng nổi. Mỗi bước đi của quân Đồng minh ở Đức đều phát hiện thêm nơi chất xác chết của các trại tập trung, và dường như chính bản thân chúng ta bị ô uế bởi tất cả những điều ghê rợn này. Càng gần đến chiến thắng, có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại càng gần đến sự tuyệt vọng, vì những tội ác, bởi sự kinh khủng của các tội ác này đặt hoài nghi về niềm tin vào nhân tính của chúng ta. Không ít người trong chúng ta, trong những ngày cuối này, sẽ cảm thấy một thứ nỗi sợ đáng ghét trước con người, trước cái làm cho ta phải thấy rằng con người có lẽ vẫn còn, bất chấp những gì huênh hoang về văn minh. […]Đất nước của nhà văn Goethe -, gần như không ai mà không coi chừng,- trở thành đất nước của những đao phủ trại tập trung Buchenwald, mà nhân loại chỉ tìm lại được con đường sau nhiều năm khốn khổ, nhợt nhạt, nghẹn ngào, bị thuyết phục bởi đám nạn nhân. Hỡi bạn, cuối cùng sẽ phải tổ chức nghiêm túc việc trung thực giữa các dân tộc.

Trích bài xã luận của Jean Guéhenno1,

Nhân dân2, 08/05/1945.

1. Nhà văn tiểu luận Pháp (1890 – 1978), được bàu vào viện hàn lâm Pháp năm 1962.

2. Nhật báo của đảng xã hội SFIO.

Bị đình bản ngày 10/06/1940 do việc quân Đức xâm lược, xuất hiện trở lại lén lút dưới sự lãnh đạo của Daniel Mayer vào tháng năm 1942.

Trang 39

3

Varsovie (Ba Lan), thành phố ma ở Châu Âu


4

Tình hình lương thực đầu năm 1946

Một cậu bé bị thương do những trận ném bom năm 1945 ở khu đổ nát của một khu phố tại trung tâm thành phố, tháng tư năm 1946.


Đây là tình hình lương thực ở Bỉ, […]

Năm năm chiếm đóng chắc chắn đã không cải thiện tình hình này, cũng như cho thấy việc tăng thêm những trường hợp bị lao, còi xương, thiếu máu và những bệnh khác do thiếu ăn […].Đến nay, tháng ba 1946, khẩu phần lý thuyết tăng lên 1 860 calori ngày, trong đó 55% được cung cấp chỉ từ bánh mì, điều này có nghĩa là đã giảm cả ngàn calori so với số liệu bình thường. Bỉ đã dùng những biện pháp nghiêm ngặt để cải thiện sản phẩm quốc nội, mặc dù, giống như những nước bị chiếm đóng khác, nước này đã phải đối mặt với nhiều vấn đề quan trọng khác, như là giải tán các phương tiện thông tin liên lạc, lũ lụt, thiếu công nhân và cho vay nặng lãi các nông cụ. […] Chợ đen là bằng chứng thảm hại nhất cho việc thiếu hàng tiếp tế. Không có chợ đen nào trong nước mà phong phú cả; không có chợ đen bánh mì và khoai tây nào mà ở đó những thực phẩm này không bị phân phối hạn định hết. […] Xét vì giá cả chợ đen, chúng ta có thể tự hỏi những ai là người có thể tự cho phép mình chạy theo chợ đen để bổ sung cho khẩu phần đã thiếu. Chắc chắn đó không phải là những người có thu nhập khiêm tốn, số người này chiếm 95% dân số.

M. Arthur Wauters, đại biểu của Bỉ tại hội nghị Luân Đôn về tiếp tế, 03/04/1946.



5

Hội nghị Yalta


Các kế hoạch được thông qua dự kiến rằng mỗi nước trong ba cường quốc sẽ cùng với quân đội của họ chiếm đóng một vùng riêng biệt của Đức. Ngoài ra, cũng thoả thuận là ba cường quốc sẽ mời Pháp chiếm đóng một vùng và tham gia vào ban kiểm soát như là thành viên thứ tư nếu nước này muốn. Dự định không thay đổi của chúng tôi là phá hủy chủ nghĩa quân phiệt Đức và chế độ quốc xã. Chúng tôi đã quyết định giải trừ quân bị và giải tán toàn thể lực lượng vũ trang Đức […]đưa ra công lý tất cả tội ác chiến tranh và trừng trị nhanh chóng.

Chúng tôi kiên quyết cùng với đồng minh ngay khi có thể tạo ra một tổ chức quốc tế chung cho công cuộc bảo vệ hoà bình và an ninh. Chúng tôi tin tưởng rằng một tổ chức quốc tế như thế là thiết yếu để ngăn cản những cuộc xâm lược mới và loại bỏ những nguyên nhân chính trị, kinh tế và xã hội của cuộc chiến bằng sự hợp tác chặt chẽ và thường trực của toàn thể các dân tộc yêu hoà bình. Chúng tôi thoả thuận triệu tập một hội nghị Liên hiệp quốc ngày 25/04/1945 tại San Francisco, hội nghị sẽ thiết lập […] hiến chương của tổ chức.

Chúng tôi đã soạn và kí một tuyên bố chung về Châu Âu giải phóng. Tuyên bố này có nội dung sau : “[…] Việc khôi phục trật tự ở Châu Âu và việc xây dựng lại đời sống kinh tế quốc gia sẽ phải được thực hiện bằng những phương pháp cho phép các dân tộc giải phóng xoá bỏ những tàn tích cuối cùng của chế độ quốc xã và và chủ nghĩa phát xít và hết lòng với thể chế dân chủ mà họ tự lựa chọn […].”

Trích thông cáo cuối của hội nghị Yalta, 11/04/1945.


PHIẾU PHƯƠNG PHÁP

Trả lời các câu hỏi của bài tập chuẩn bị (phần một)

Các câu hỏi của bài tập chuẩn bị có ba loại mục tiêu:

1 Nhận dạng một khái niệm lớn

--> Theo từng trường hợp, các bạn sẽ phải :

- Đưa ra một định nghĩa chính xác;

- Định nghĩa các cột mốc thời gian hay không gian của một hiện tượng;

- Giải thích ý nghĩa của một tên viết tắt bằng chữ đầu.

2 Tìm những thông tin trong toàn bộ tài liệu

--> Bạn phải dùng các tài liệu để tìm lại những khái niệm trong bài học chứ không xuất phát từ những kiến thức bên ngoài được dùng trong bài học hoặc trong sách giáo khoa.

Để làm việc này cần phải :

- Chọn lựa những thông tin quan trọng nhất;

- Nhóm các thông tin rút từ nhiều tài liệu;

- Đối chiếu các tài liệu có những quan điểm khác nhau;

- Cho ý kiến về thông tin bằng cách đặt lại thông tin ấy trong khuôn khổ thời gian và không gian của nó;

- Tự hỏi về tính đáng tin cậy của thông tin.

3 Bổ sung những thông tin cho trước bằng toàn bộ tài liệu

--> Bốn hay năm tài liệu không cho phép đề cập đến toàn bộ một chủ đề. Một số khía cạnh của chủ đề đã có thể bị lãng quên hoặc được gợi lại lướt qua. Câu hỏi cuối cùng có thể yêu cầu bạn đưa ra các yếu tố từ vốn hiểu biết cá nhân.

© Chuồn Chuồn (19/07/2009)


Share/Save/Bookmark

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts with Thumbnails